Tứ Diệu Đế hay còn gọi là Tứ Thánh Đế , được xem là cốt tủy gốc của hệ thống giáo lý Phật giáo. Trong khoảng thời gian 49 năm hoàng Pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni đã lan truyền Tứ diện đế cho vô ngàn chúng sinh mang hữu duyên. Cho đến khi nhập niết bàn, Đức Phật cũng căn dặn chúng sinh phải dùng Tứ diệu đế làm “ánh sáng” soi rõi con đường thoát luân hồi sinh tử.
Vậy Tứ diệu đế là gì? Hành Trình Trầm Hương xin gửi đến quý Phật tử : “Tứ diệu đế là gì? 4 chân lý cuộc đời cần phải biết!” qua bài viết dưới đây!
I. Tứ diệu đế là gì?
- “Tứ” có nghĩa là bốn;
- “diệu” là diệu kỳ, màu nhiệm, là quý báu, là tốt đẹp, là cao quý, là cao thượng.
- “đế” là sự thật, sự chắc chắn, rõ ràng, đúng đắn nhất. Hơn thế nữa còn có nghĩa là chân lý cao cả, là sự thật bất di bất dịch.
“Tứ diệu đế” là bốn sự thật màu nhiệm, diệu kỳ. Bên cạnh đó, “Tứ diệu đế” còn được gọi là “Tứ Thánh đế”, “Tứ chân đế” hay gọi tắt là “Tứ đế”. Bốn sự thật cao quý ấy chính là bốn sự thật chắc chắn, rõ ràng nhất mà không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp. Đây là bốn điều sự thật mà Phật Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra. Chứng nghiệm rằng đây là những sự thật đúng và tuyên bố về cuộc sống kiếp nhân sinh của chúng ta.
II. Câu chuyện ra đời của Tứ diệu đế
Sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Phật Thích Ca. Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới, thấu tỏ 4 sự thật của thế gian – chính là Tứ diệu đế. Lúc đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ, cấu uế và phiền não trong tâm.
Bởi vì lòng từ bi vô tận, ngài muốn đem sự thật ấy thuyết giảng, giáo hóa cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát vòng sinh tử luân hồi. Vậy nên, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết ngay trong bài kinh đầu tiên; gọi là chuyển bánh xe Pháp và thuyết trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến thành Ba La Nại, đến vườn Nai để thuyết Pháp độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như.
III. Tứ diệu đế bao gồm những gì? 4 chân lý cuộc đời cần phải biết!
Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế vào đạo đế, vậy bốn điều này mang những bí ẩn gì?
1. Khổ đế là gì?- diệu đế thứ nhất
Chân lý thứ nhất thường được hầu hết các học giả dịch là “Chân lý cao cả về sự khổ” và nó được giải thích là: sự sống, theo Phật giáo, chỉ là đau khổ.
Phật nói sự thật là đời khổ. Dẫu rằng chúng ta có làm người có quyền lực, có nhiều tiền bạc,… thì cũng đều khổ, đều chịu quy luật vô thường mà khổ. Vậy tám nỗi khổ đó trong tứ diệu đế là gì?
- Sinh là khổ: Trong chín tháng mang thai, người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ đều đau khổ. Đứa trẻ trong bụng mẹ như chín tháng tối tăm, nhầy nhụa. Người mẹ cũng vất vả, nặng nề, mệt nhọc mang theo đứa con hơn chín tháng trong người.
- Già là khổ: Khi chúng ta đạt được 50 tuổi, 60 tuổi thì chúng ta bắt đầu thấm thía già là khổ với những biểu hiện: mắt mờ, tai điếc, lưng còng, lú lẫn,… Bởi khi già thì chúng ra đã khả năng tạo ra giá trịn nên già là khổ.
- Bệnh là khổ: Bệnh là đau đớn, bệnh là mệt mỏi, cực khổ nên không ai muốn bị bệnh. Không một ai không trải qua bệnh, không bệnh nọ cũng bệnh kia.
- Chết là khổ: Chết là hết, là kết thúc một cuộc đời, để lại hết tất cả, hai tay trắng ra đi nhưng mịt mờ con đường phía trước không biết đi về đâu.
- Cầu bất đắc khổ: Chúng ta mong cả trăm nghìn điều bằng mọi cách nhưng lại không được như ý muốn. Vì không toại ý cho nên chúng ta cảm thấy đau khổ.
- Ái biệt ly khổ
- Oán tắng hội khổ
- Ngũ ấm xí thịnh khổ
Tìm hiểu các kiến thức khác về văn hóa Phật giáo:
>>> Vô thường là gì? Ý nghĩa của vô thường trong Phật giáo
>>> Ý nghĩa tâm linh tuyệt vời về cây Sala – Loài cây gắn liền với Đức Phật
2. Tập đế là gì? – Diệu đế thứ hai
“Tập” là chấp chứa và dồn nén thêm mỗi ngày một nhiều. Còn được xem là lí do tích tụ, dồn ép trong thời gian dài, còn đế là sự thật. “Tập đế” trong tứ diệu đế là sự thật về các lí do dẫn đến đau khổ của con người.
Lí do dẫn đến khổ đau của con người là vô minh và ái dục. Vô minh và ái dục là nguyên nhân chính để tạo ra đau khổ cho con người trong khiếp người.
- Ái dục là khát vọng, luyến ái vào ngũ dục lục trần.
- Vô minh là chấp thủ về cái ta, bám chấp, cho rằng cái của tôi là thật.
Khi Lục Trần cham tới Lục căn thì tâm chúng ta phát sinh ra vọng tưởng. Chính những mộng tưởng lại gieo vào tâm ta không biết bao nhiêu là phiền não. Phật Thích Ca Mâu Ni đã gói gọm tất cả phiền não này gom lại thành 10 mục chính:
- Tham: có nghĩa là tham lam.
- Sân: nghĩa là nóng giận.
- Si: có nghĩa là yêu thích, ám muội.
- Mạn: có nghĩa là ngạo mạn.
- Nghi: nghĩa là nghi ngờ, không tin tưởng.
- Thân kiến: nhìn nhận cái thân tứ đại là trường tồn bất biến.
- Biện kiến: có nghĩa là lý luận một chiều, chưa xác thực tính khách quan.
- Thường kiến: là họ lý luận rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn còn tồn tại với thời gian.
- Đoạn kiến: là một nhóm người, thì họ nghĩ rằng chết là kết thúc tất cả.
- Kiến thủ: có nghĩa là cố chấp.
- Giới cấm thủ: là làm theo lời răn cấm của tà đạo
- Tà kiến: là nghe theo tà giáo để làm những việc sai trái, thất đức.
3. Diệt đế là gì? – Diệu đế thứ ba
Chân lý thứ ba đó là Diệt dế. Chữ “diệt” là tiêu diệt, trừ diệt, không còn; tức là sự thật về diệt hết các khổ trong cuộc đời này.
Ðế là lý lẽ sự thật, đúng đắn do trí tuệ sáng suốt soi thấu và thuyết minh. Sau khi đã diệt hết mọi phiền não, ra khỏi sanh tử luân hồi, con người chạm tới cảnh giới tốt đẹp thì chính là Diệt Đế.
Phiền não, âu lo là nguyên nhân của đau khổ, như chúng ta đã nghe Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trong Tập đế. Khổ là quả, mà tập là nhân. Diệt khổ mà chỉ diệt cái bề nổi thì chẳng bao giờ mới hạnh phúc nổi. Muốn diệt cái đau khổ tận gốc, thì phải diệt cái nguyên nhân của nó. Như muốn nhổ cái thân cây, thì phải đào cho hết cái rễ đã ăn sâu trong lòng đất.
4. Đạo đế là gì? – Diệu đế thứ tư
Đạo đế là con đường để đi đến Niết bàn, đạo là con đường để đi đến chỗ diệt hết khổ, là để đoạn trừ phiền não.
Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy rằng: Sự thật thứ tư là hành trình diệt khổ cho tất cả nhân loại. Gọi là con đường thực hành tám điều – tức là Bát Chính Đạo
Đầu tiên là chính chi kiến, còn gọi là chánh tri kiến. Dó là đối với các việc thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh đúng với sự thật khách quan.
- Thứ hai là chính tư duy, tức là suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở của chính kiến, xét nghiệm chân lý một cách chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.
- Tiếp theo là chính ngữ là là nói lời chân thật, công bình ngay thẳng và hợp lý. Tư duy chân chính mới có thể nói chân chính, lợi ích; không nói những lời ác, lời tổn hại.
- Thứ tư là chính nghiệp. Tức là tạo nghiệp chân chính. Xem là hành động việc làm chân chánh, việc làm đúng với lẽ phải. Phù hợp với chân lý có lợi ích cho mình và người.
- Thứ năm là chính mạng. Tức là nuôi sống mạng sống của mình chân chính, là sanh sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch.
- Sáu là chính tinh tấn, là nỗ lực, là siêng năng, thẳng tiến đến một mục đích đã vạch sẵn.
- Thứ bảy là chính niệm. Nghĩa là suy nghĩ, , ghi nhớ những điều hay lẽ phải, những điều làm lợi lạc cho mình và người
- Thứ tám là chính định, tập trung tư tưởng vào một vấn đề, để thấy cho rõ ràng.
IV. Ý nghĩa của Giáo lý Tứ diệu đế
Suy cho cùng, với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau. Đó chính là Tứ diệu đế – giáo lý hoàn chỉnh mang lại hạnh phúc vô tận cho chúng sinh.
Giáo lý Tứ diệu đế thể hiện sức mạnh, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật, nhằm hướng dẫn con người đi trên con đường đạo Phật và đạt được giải thoát khỏi khổ đau. Nó là một khái niệm quan trọng trong tôn giáo Phật giáo, thể hiện sự cao cả và tuyệt vời của Đức Phật trong mắt đạo hữu.
Mong rằng qua bài viết của Thiên Mộc Hương, mọi người hiểu rõ về Tứ diệu đế. Từ đó có những nhận thức chân thật về cuộc đời, có thêm chính kiến trong tu tập để hướng đến con đường giác ngộ, giải thoát, an vui.
Xem thêm: Ngứa tai trái điềm báo điều gì? May mắn hay tai họa?
Xem thêm: Luật hấp dẫn là gì? 3 bí quyết vận dụng giúp cuộc sống tốt đẹp hơn