Hành Trình Trầm Hương
Thiên Mộc Hương
  • Trầm Hương
    • Chia sẻ về Vòng trầm hương
    • Mẹo hay về trầm hương
    • Kiến thức chung về trầm hương
    • Mỹ nghệ trầm hương
    • Kinh nghiệm mua trầm
    • Nơi mua Nụ trầm hương
  • Vòng trầm hương
    • Vòng tay trầm hương nữ
    • Vòng tay trầm hương nam
    • Vòng trầm hương 108 hạt
    • Vòng trầm hương bọc vàng
  • Nhang trầm hương
    • Nhang vòng trầm hương
    • Nụ trầm hương
    • Trầm hương đốt
    • Bột trầm hương
    • Tinh dầu trầm hương
    • Thác khói trầm hương
  • Phong Thủy
    • Vật Phẩm Phong Thủy
    • Ngũ hành
      • Mệnh Kim
      • Mệnh Mộc
      • Mệnh Thủy
      • Mệnh Hỏa
      • Mệnh Thổ
    • Tử Vi – Xem vận mình cuộc đời trọn vẹn
    • Điềm báo
    • Xem Phong Thủy
    • Ý Nghĩa Phong Thủy
    • Xem Cung Mệnh
    • Bảng cung mệnh
  • Phật Giáo
    • Chùa Việt Nam
    • Văn hóa phật giáo
    • Loài hoa phật giáo
    • Phật pháp
  • Đời sống
    • Lịch sử & Truyền thuyết
    • Nghệ thuật sống
    • Đời sống Xã hội
    • Tín ngưỡng
  • Đá quý
  • Ngày lễ & Quà tặng
    • Ngày Lễ
    • Quà tặng Ý nghĩa
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trầm Hương
    • Chia sẻ về Vòng trầm hương
    • Mẹo hay về trầm hương
    • Kiến thức chung về trầm hương
    • Mỹ nghệ trầm hương
    • Kinh nghiệm mua trầm
    • Nơi mua Nụ trầm hương
  • Vòng trầm hương
    • Vòng tay trầm hương nữ
    • Vòng tay trầm hương nam
    • Vòng trầm hương 108 hạt
    • Vòng trầm hương bọc vàng
  • Nhang trầm hương
    • Nhang vòng trầm hương
    • Nụ trầm hương
    • Trầm hương đốt
    • Bột trầm hương
    • Tinh dầu trầm hương
    • Thác khói trầm hương
  • Phong Thủy
    • Vật Phẩm Phong Thủy
    • Ngũ hành
      • Mệnh Kim
      • Mệnh Mộc
      • Mệnh Thủy
      • Mệnh Hỏa
      • Mệnh Thổ
    • Tử Vi – Xem vận mình cuộc đời trọn vẹn
    • Điềm báo
    • Xem Phong Thủy
    • Ý Nghĩa Phong Thủy
    • Xem Cung Mệnh
    • Bảng cung mệnh
  • Phật Giáo
    • Chùa Việt Nam
    • Văn hóa phật giáo
    • Loài hoa phật giáo
    • Phật pháp
  • Đời sống
    • Lịch sử & Truyền thuyết
    • Nghệ thuật sống
    • Đời sống Xã hội
    • Tín ngưỡng
  • Đá quý
  • Ngày lễ & Quà tặng
    • Ngày Lễ
    • Quà tặng Ý nghĩa
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Hành Trình Trầm Hương
No Result
View All Result

Trang chủ » Phong Thủy » Mẹo phong thủy » Cách đặt tượng phật Di Lặc đúng phong thủy

Cách đặt tượng phật Di Lặc đúng phong thủy

Thầy Nhân Phong Thủy by Thầy Nhân Phong Thủy
Theo dõi Hành Trình Trầm Hương trên Hành Trình Trầm Hương Google News
11.3k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Đánh giá bài viết

Trong văn hóa Việt ngày nay, Phật Di Lặc được thờ cúng rộng rãi trong chùa, miếu, đình và cả ở trong các gia đình, nhà hàng, khách sạn, nơi làm việc… Phật Di Lặc là một trong những hình tượng quen thuộc trong tín ngưỡng Phật Giáo dân gian, là biểu tượng cho sự hoan hỉ hạnh phúc của con người. Phật Di Lặc còn được biết đến qua những cái tên dân dã, gần gũi như: Phật cười, Phật bụng bự, Phật Mập… Nếu gia đình bạn cũng đang thờ tượng Đức Phật Di Lặc thì đây là bài viết chắc chắn bạn không nên bỏ qua để biết cách đặt tượng Phật Di Lặc theo đúng phong thủy nhà ở.

I. Truyền thuyết về Đức Phật Di Lặc

Theo truyền thuyết thì Phật Di Lặc được xem là vị phật thứ 5 trong Hiền kiếp để nối ngôi Phật Thích Ca Mâu Ni (4 vị trước gồm: Đức Cấu Lưu Tôn, Đức Câu Na Hàm, Đức Ca Diếp, Đức Thích Ca Mâu Ni). Di Lặc cũng là vị Bồ tát cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật pháp và giáo hóa chúng sinh.
Trong Phật Giáo Tây Tạng, ngài được thờ cúng rất rộng rãi. Qua những bức tranh và tượng thì hình ảnh của ngài thường được miêu tả với tư thế ngồi trên ngai vàng hai chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, mang ý nghĩa người sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, và người cũng được mô tả như một vị hoàng tử Ấn Độ.
Phật Di Lặc
Nguồn gốc Phật Di Lặc từ đâu?
Phật Giáo Trung Hoa thì xem Bố Đại Hòa Thượng chính là hóa thân chuyển thế của Đức Di Lặc. Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ và người thường cầm trên tay một cây gậy, mang theo một túi vải để đựng những đồ vật người ta cho.
Ông còn được khâm phục vì có tài tiên tri rất chính xác về thời tiết nắng mưa. Với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng luôn tươi cười, ngài đi đến đâu ở đó không còn giận, buồn phiền, áp lực hay căng thẳng, biến tất cả thành sự vui vẻ, hạnh phúc.
>> Xem thêm: Bật mí 8 cách cầu may mắn phổ biến ai cũng có thể áp dụng được

II. Tạo hình Phật Di Lặc

Tạo hình của người có đặc trưng là hình bụng bự, miệng cười tươi. Khác với dáng vẻ trầm mặc, uy nghiêm như các vị Phật, thần khác, Phật Di Lặc luôn mang nụ cười tươi yêu đời, thân hình mập mạp chân chất mà thân quen.
Điều này đều có căn nguyên, là ngụ ý sâu xa của Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng của Ngài.
Phật Di Lặc là vị Phật có tạo hình kì lạ nhất trong số các vị Phật, Bồ Tát bởi dáng vẻ tươi cười, không nghiêm trang, quần áo không chỉnh tề. Sở dĩ là vì tạo hình của Phật Di Lặc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt:

Biểu tượng của sự vui vẻ và hạnh phúc: Phật Di Lặc thường được tưởng tượng là người vui vẻ, lạc quan và đầy niềm vui. Tạo hình Phật Di Lặc mang ý nghĩa khuyến khích sự lạc quan, tán thành cuộc sống và niềm vui đơn giản.

1. Phật Di Lặc là biểu tượng của may mắn và tài lộc

Phật Di Lặc được coi là người mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Tạo hình Phật Di Lặc tạo ra một năng lượng tích cực và thu hút tài lộc, cũng như mang đến sự sung túc và thành công trong cuộc sống.

2. Phật Di Lặc là biểu tượng của tình yêu và lòng nhân ái

Phật Di Lặc thường được hiểu là nhân vật tràn đầy tình yêu và lòng nhân ái. Tạo hình Phật Di Lặc thể hiện rõ tình yêu thương, lòng nhân ái và ý chí sống hướng đến việc giúp đỡ và chia sẻ với mọi người.

3. Phật Di Lặc là biểu tượng của sự bình an và sự tự tại

Phật Di Lặc được tưởng tượng là người sống một cuộc sống đơn giản, không gắn kết với vật chất và trân trọng sự bình an trong tâm hồn. Tạo hình Phật Di Lặc tạo ra một cảm giác yên bình và an lành, gợi lên ý niệm về sự tự tại và sự hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Việc tạo hình Phật Di Lặc không chỉ mang lại vẻ đẹp nghệ thuật mà còn truyền tải những giá trị tâm linh và ý nghĩa sâu sắc. Nó thể hiện lòng tôn trọng và sự kính trọng đối với Phật giáo và tinh thần hướng đạo của nó.

III. Ý nghĩa của Phật Di Lặc

1. Theo quan niệm Phật Giáo:

Theo quan niệm Phật giáo, người là một vị Bồ Tát thứ 5 nối ngôi Phật Thích Ca Mâu Ni trong Đạo Phật.
Hình ảnh Phật Di Lặc trong Đạo Phật ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại khác nhau. Ví dụ, trong Đạo Phật ở Ấn Độ thì phật Di Lặc lại được mô phỏng trong hình ảnh thanh mảnh, tuấn tú có vẻ ngoài cao sang, quyền quý như một vị hoàng tử.
Nhưng trong Đạo Phật của Việt Nam thì vị phật này lại được mô phỏng với dáng vẻ mập mạp, bụng căng tròn, khuôn mặt tròn trĩnh, cười hiền hòa, phúc hậu. Tuy nhiên, dù được tạo hình như thế nào chăng nữa, thì phật Di Lặc cũng được đạo Phật xem làm một biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.

2. Theo phong thủy:

Phật Di Lặc còn được dân gian quen gọi là “Phật Cười” bởi dáng vẻ từ bi, vui vẻ bên ngoài của ngài. Do đó, đây cũng được coi là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu, ở đó có hạnh phúc.
Mọi người tin rằng Phật Di Lặc tượng trưng cho sự may mắn, tích ẩn nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi rắc rối và đem lại cuộc sống may mắn, giàu có cho những người thành tín
Mọi người tin rằng Phật Di Lặc tượng trưng cho sự may mắn, tích ẩn nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi rắc rối và đem lại cuộc sống may mắn, giàu có cho những người thành tín
Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật thì người buồn phiền cũng có thể giảm căng thẳng, phiền muộn và cảm thấy vui lên. Xoa bụng Phật cũng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn và sự tốt lành. Mọi người tin rằng Phật Di Lặc tượng trưng cho sự may mắn, tích ẩn nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi rắc rối và đem lại cuộc sống may mắn, giàu có cho những người thành tín. Do đó, người ta thường chế tác tượng Phật Di Lặc theo hình tượng của hòa thượng Bố Đại (tức là Hòa thượng Túi Vải) mang theo người hoặc trưng trong nhà, trong văn phòng công ty.

IV. Một số hình tượng Phật Di Lặc phổ biến trong phong thủy

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng cũng như ý nghĩa biểu tượng, tượng Phật Di Lặc được chế tác thành rất nhiều kiểu tạo hình khác nhau. Mỗi kiểu lại mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể như sau:

1. Phật Di Lặc ngũ phúc (Phật và đám trẻ nô đùa)

Hình ảnh đức Phật Di Lặc tươi cười và 5 đứa trẻ đang nô đùa bên cạnh, đứa nhéo tai, đứa véo mũi, đứa xoa đầu, đứa thì chơi đùa xung quanh là hình ảnh khá quen thuộc. Thoạt nghĩ đây là một hình ảnh hỗn độn nhưng mặc dù bị các tiểu đồng làm phiền nhưng Đức Phật Di Lặc vẫn cười vui vẻ.
Ý nghĩa tượng Di Lặc chơi cùng với trẻ nhỏ là cầu mong con đàn cháu đống, sinh sôi nảy nở, lúc nào cũng khỏe mạnh vui tương mang bình an đến cho gia đình.

2. Phật Di Lặc ngồi hoặc đứng:

Tượng Di Lặc ngồi với tư thế hai chân khoanh chéo hoặc một chân đạp đất với ý chí luôn sẵn sàng, tượng trưng cho năng lực giải thoát, sự an nhiên tự tại của con người trước những cám dỗ của sắc trần, phiền não.
Với ý nghĩa này, tượng Phật ngồi rất thích hợp cho những tầng lớp tri thức để có thể giúp tâm trí sớm được giác ngộ và tránh được cám dỗ.
Còn tượng Di Lặc đứng với một chân cao một chân thấp cũng là hình ảnh đặc biệt của Phật giáo thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng cho việc giáo hóa chúng sinh. Đồng thời cũng thể hiện được những giáo lý của con người. Dù là khi đứng hay ngồi, gương mặt của Phật Di Lặc vẫn luôn tươi cười không chút ưu phiền thể hiện cho sự mãn nguyện và hài lòng hoặc an nhàn.

3. Phật Di Lặc kéo bao tiền:

Người xưa quan niệm trong túi vải của Phật Di Lặc chứa rất nhiều châu báu vàng bạc đá quý, tượng trưng cho cuộc sống giàu sang, thịnh vượng. Cho nên người ta thường bày trí tượng này tại cơ sở kinh doanh, văn phòng với mong ước người phù hộ cho việc kinh doanh, làm ăn ngày càng thuận lợi và phát đạt.

4. Phật Di Lặc vác túi vải:

Hình ảnh Phật Di Lặc vác bao bố to phía sau lưng mang ý nghĩa cho sự ấm no, hạnh phúc, của cải đủ đầy. Đây cũng là mong muốn của bất kỳ gia đình nào trong cuộc sống.

5. Phật Di Lặc tay cầm thỏi vàng:

Hình ảnh Phật Di Lặc cầm thỏi vàng hay đĩnh vàng trên tay hay có thể đeo thêm nhiều sâu tiền là biểu tượng mang đến may mắn và tài lộc.
Tượng Phật Trầm Hương

6. Phật Di Lặc ôm phiến đá:

Hình ảnh Phật cúi xuống ôm phiến đá như muốn hấp thụ tất cả nỗi buồn và hóa giải thành những chuyện vui vẻ. Nên đặt tượng ở những khu vực hoặc gần những công việc khiến bạn đau đầu nhất, hình tượng Phật Cười sẽ đem lại cho bạn sự thư giãn, thoải mái và sức mạnh để giải quyết tốt các công việc của mình.

7. Phật Di Lặc dưới cây tùng hoặc đào:

Hình ảnh Di Lặc ngồi gốc tùng hoặc gốc đào trước hết hết là mang đến ý nghĩa tốt lành về sức khỏe, trường thọ. Bởi người xưa có một hi vọng sức sống mãnh liệt, dẻo dai của loại cây kì diệu này sẽ giúp cho con người tránh được mọi bệnh tật, tai ương, để có được một sức khỏe tốt nhất, và tăng thêm tuổi thọ.
Không những vậy mà tùng còn là biểu tượng của khí chất phi phàm, khí tiết của bậc quân tử, đại trượng phu, hiên ngang, mạnh mẽ nên rất thích hợp với những ai đang dấn thân trên con đường quan lộ, qua đó có thể giữ vững được khí tiết, tâm hồn trong sạch.
Vì vậy, tượng Di Lặc ngồi gốc tùng sẽ mang đến sự yên bình cho gia chủ, cũng như xua đuổi tà ma, hung khí và đem tới sự bình yên, an lành cho gia chủ.

8. Phật Di Lặc cầm hồ lô:

Phật Di Lặc đi chung với bình hồ lô mang ý nghĩa cho sức khỏe và trường thọ, biểu thị cho cuộc sống thảnh thơi, cuộc sống ổn định lâu dài. Nên chưng tượng Phật ở khu vực trung tâm để cầu mong sức khỏe cho cả gia đình.

9. Phật Di Lặc cầm gậy như ý:

Gậy như ý phong thủy là biểu tượng cho quyền lực, vì vậy đối với những người có quyền cao chức trọng trong công việc nên bày tượng trong văn phòng làm việc để cầu mong mọi sự thuận theo ý mình.

V. Tượng Phật Di Lặc bằng trầm hương

Mỗi bức tượng Phật bằng trầm hương nguyên chất là kết quả của sự kết hợp tinh tế giữa tư tưởng tôn giáo và nghệ thuật. Là sản phẩm thủ công của người thợ đầy lòng thành kính. Tượng Phật Trầm Hương được chạm khắc thủ công 100% từ những nghệ nhân tay nghề cao. Để rạo ra một Tượng Phật Trầm hoàn chỉnh. Phải chọn lọc từ những thân cây Dó Bầu nhiều năm tuổi để tạo sự bóng bẩy và cứng chắc. Bên ngoài Tượng Phật được bao bọc bởi lớp trầm tốc tạo hương thơm nhẹ dịu, thoang thoảng.

Tượng Phật Trầm Hương
Tượng Phật Trầm Hương được chạm khắc thủ công 100% từ những nghệ nhân tay nghề cao. Để rạo ra một Tượng Phật Trầm hoàn chỉnh.

Ngoài ra có thể để tượng Phật trong phòng khách, phòng ngủ hoặc văn phòng làm việc giúp đẩy lùi tạp khí. Khử mùi thuốc lá và không khí ẩm mốc, ô nhiễm không tốt cho sức khỏe. Tạo Phong thủy cho căn phòng, giúp giảm stress và tạo giấc ngủ ngon.

VI. Cách đặt tượng phật Di Lặc đúng phong thủy

Để tượng Phật Di Lặc phát huy được công dụng thì các bạn cần đặt đúng vị trí theo phong thủy.
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, văn phòng, gia chủ có thể bày tượng Phật Di Lặc để đón rước nhiều tài lộc cũng như niềm vui trong cuộc sống.

Lưu ý khi đặt tượng Phật Di Lặc:

  • Khi đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà, vị trí đặt tượng Phật đẹp nhất là ở độ cao khoảng 1m, theo hướng nhìn ra cửa chính để thu hút tài lộc và may mắn.
  • Tượng phật Di Lặc đặt trên bàn học, bàn làm việc sẽ để tập trung, tăng cảm hứng học tập và khả năng sáng tạo. Đồng thời mang tới nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng như giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong công việc cho bạn.
  • Đặt tượng Phật trong xe ô tô giúp giảm bớt lo âu, tránh tai nạn và thu hút tài lộc. Đặc biệt, nên đặt ở vị trí cố định, không để tượng dịch chuyển trong quá trình di chuyển.
  • Khi dọn dẹp, không được đặt trực tiếp tượng Phật xuống sàn nhà vì đó là sự bất kính.
  • Không được đặt tượng Phật trong phòng ngủ, phòng bếp hay phòng tắm.
  • Không đặt tượng Phật gần các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ, vị trí chông chênh, dễ đổ.
  • Tránh đặt tượng Phật ở dưới hoặc gần cầu thang hay những nơi nhiều người đi lại vì dễ khiến gia đình gặp chuyện lận đận….
  • Đức Di Lặc là một vị Phật, người giác ngộ và thoát tục, mà nhà Phật không coi trọng chuyện tiền tài vật chất, phúc lộc, tất cả chỉ là vật ngoài thân không quan trọng.
Thế nên Phật Di Lặc cũng không mong muốn chúng sanh luẩn quẩn trong vòng xoáy của tham vọng vật chất ấy, vì vậy hình tượng của Đức Phật không bao giờ dính đến tiền bạc, chỉ đơn giản là tấm áo xồng ngắn ngủn giản dị cùng chuỗi tràng hạt và nụ cười từ bi hiền hậu mà thôi. Đó là lý do người ta thờ Phật Di Lặc để cầu mong được an lạc chứ không cầu tiền, cầu lộc.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10+ mẹo tăng tài lộc hiệu quả để tiền vào như nước
Thầy Nhân Phong Thủy

Thầy Nhân Phong Thủy

"Nhiều năm dành thời gian nghiên cứu về thuyết âm dương, ngũ hành, thầy Thiện Nhân luôn muốn con người cócái nhìn đúng đắn về tính ứng dụng của phong thủy trong đời sống. Trước đây, thầy đã từng tư vấn và giúp nhiều người An Giang thuận lợi hơn trong công việc cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bằng sự chân thành và tận tâm với nghề, thầy Thiện Nhân đã mang đến nhiều giải pháp tốt cho nhiều công ty, doanh nghiệp lớn không chỉ ở quê nhà mà còn lan rộng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu về phong thủy nhà ở mà những vấn đề như xem ngày lành tháng tốt, tuổi kết hôn ,làm ăn, hướng đất đầu tư, ... cũng được thầy tư vấn và giải đáp tận tình."

Mới nhất

1995 mệnh gì

Sinh năm 1995 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Vật phẩm may mắn cho tuổi này

1952 mệnh gi

Sinh năm 1952 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Vật phẩm may mắn cho tuổi này

1955 mệnh gì

Sinh năm 1955 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Vật phẩm may mắn cho tuổi này

1959 mệnh gì

Sinh năm 1959 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Vật phẩm may mắn cho tuổi này

Chính sách

Chính sách bảo mật
Bảo hành và đổi trả
Chính sách thanh toán
Chính sách giao hàng
Sơ đồ trang web
Liên hệ quảng cáo

Chuyên mục

  • Kiến thức trầm hương
  • Phong thủy
  • Phật giáo
  • Đá quý
  • Đời sống
  • Ngày lễ & Quà tặng

Liên kết
Thiên Mộc Hương

Danh mục

  • Vòng trầm hương
  • Vòng tay trầm hương nam
  • Vòng trầm hương 108 hạt
  • Vòng trầm hương bọc vàng
  • Vòng tay trầm hương nữ
  • Nhang trầm hương
  • Trầm Hương
  • Phong Thủy
  • Phật Giáo
  • Đời sống
  • Ngày lễ & Quà tặng

© 2023 Hành trình Trầm hương

No Result
View All Result
  • Trầm Hương
    • Chia sẻ về Vòng trầm hương
    • Mẹo hay về trầm hương
    • Kiến thức chung về trầm hương
    • Mỹ nghệ trầm hương
    • Kinh nghiệm mua trầm
    • Nơi mua Nụ trầm hương
  • Vòng trầm hương
    • Vòng tay trầm hương nữ
    • Vòng tay trầm hương nam
    • Vòng trầm hương 108 hạt
    • Vòng trầm hương bọc vàng
  • Nhang trầm hương
    • Nhang vòng trầm hương
    • Nụ trầm hương
    • Trầm hương đốt
    • Bột trầm hương
    • Tinh dầu trầm hương
    • Thác khói trầm hương
  • Phong Thủy
    • Vật Phẩm Phong Thủy
    • Ngũ hành
      • Mệnh Kim
      • Mệnh Mộc
      • Mệnh Thủy
      • Mệnh Hỏa
      • Mệnh Thổ
    • Tử Vi – Xem vận mình cuộc đời trọn vẹn
    • Điềm báo
    • Xem Phong Thủy
    • Ý Nghĩa Phong Thủy
    • Xem Cung Mệnh
    • Bảng cung mệnh
  • Phật Giáo
    • Chùa Việt Nam
    • Văn hóa phật giáo
    • Loài hoa phật giáo
    • Phật pháp
  • Đời sống
    • Lịch sử & Truyền thuyết
    • Nghệ thuật sống
    • Đời sống Xã hội
    • Tín ngưỡng
  • Đá quý
  • Ngày lễ & Quà tặng
    • Ngày Lễ
    • Quà tặng Ý nghĩa
  • Liên hệ

© 2023 Hành trình Trầm hương

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In