Cây Sala có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia Ấn Độ, Thái Lan. Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Được gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Loài cây này là một trong số những loài hoa thiêng liêng được lưu giữ cho tới tận ngày nay. Hoa Sala có nghĩa là không có ưu phiền, cuộc sống luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc. Vậy bạn đã thực sự hiểu biết về ý nghĩa của cây sala thiêng liêng này chưa? Hãy cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu nhé!
1. Cây Sala là gì?
– Cây SaLa có tán lá dày, ít rụng lá nên che bóng mát rất tốt. Ngoài ra, quả của cây còn bào chế ra thuốc.
– Cây Sala hay còn gọi là Cây Tha la. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ được trồng rộng rãi tại Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Là loài cây rất dễ sống, thích nghi với môi trường rất tốt, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như: đất nhiễm phèn, đất thịt, đất pha cát, đất úng nước…
– Nó là cây thân gỗ lớn, thân thẳng, tán rộng, lá dày, cây có thể cao 20m – 30m. Vì vậy, tại các công trình lớn Cây Sala góp phần tạo không gian thoáng mát. Là nơi để mọi người ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.
– Hơn nữa, Hoa Sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m. Hoa có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Hoa Sala trổ hoa quanh năm tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ. Giúp tâm hồn con người thư thái, bình an.
– Ngoài ra, trồng loại cây này giúp ta có được dược liệu từ quả. Từ đó bào chế ra thuốc kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da.
2. Cây Sala mang những công dụng nào?
Cây Sala sở dĩ được nhiều người yêu thích và được trồng rộng rãi ngày nay là bởi một số công dụng cao như:
2.1. Trong làm thuốc chữa bệnh:
Trong Đông y, những phần trên cây Sala dùng để làm dược liệu chữa trị một số chứng bệnh như:
- Vỏ cây giúp điều trị chứng đau bụng, lạnh bụng, cảm lạnh, cảm mạo,…
- Lá cây có thể điều trị bệnh sốt rét, giúp giảm các cơn đau cơ thể và bệnh ngoài da. Nhai lá non giúp làm giảm đau răng.
- Hạt cât khi chiết xuất có thể giúp chống viêm, giảm sưng, khử trùng vết thương.
- Hoa thường được đem phơi khô để sử dụng làm trà thảo dược uống hằng ngày. Trà hoa làm từ loài cây này vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Giúp tinh thần con người cải thiện hơn, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Đặc biệt giúp có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
2.2. Trong trang trí:
- Cây Sala là cây thân gỗ cao lớn, có hoa nở rất đẹp và có hương thơm ngào ngạt, quyến rũ. Do đó đây là loài cây vô cùng phù hợp để trồng trong vườn nhằm mục đích trang trí. Giúp tăng lên vẻ đẹp không gian xung quanh nơi ở. Ngoài ra nhiều người lựa chọn trồng cây Sala là để cải thiện các yếu tố liên quan đến mặt phong thuỷ.
2.3. Trong đồ gỗ nội thất:
- Tại một số nước, cây Sala còn dùng làm cây lấy gỗ để chế tác một số đồ đạc trong gia đình như bàn, ghế, tủ,… Bởi gỗ của cây khá lớn và chắc chắn, rất tiện lợi cho việc chế tác trong nội thất.
3. Ý nghĩa cây Sala:
– Ngoài những công dụng chữa bệnh, cây Sala được biết đến như một loài cây có giá trị rất cao trong phong thuỷ. Nhất là mang ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo.
3.1. Sự tích cây Sala:
- Nhắc đến Đạo Phật đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy thì cây hoa sala là loài cây có ý nghĩa rất thiêng liêng. Theo truyền thuyết thì Đức Phật Thích Ca được sinh ra dưới bóng cây Sala trong khu vườn Lumbini. Người cũng chọn nằm dưới bóng của 2 cây sala tại Kushinagar để đi vào cõi vĩnh hằng.
- Truyền thuyết kể rằng Đức Phật được mẹ, hoàng hậu Maya, sinh ra dưới gốc cây vô ưu. Khi bà trở dạ, tự nhiên có một cành cây Sala chìa ra cho bà vịn đỡ và đức Phật đản sinh từ hông của hoàng hậu. Khi ngài bước đi 7 bước, dưới chân ngài nở 7 đóa sen.
- Chúng ta được nghe kể rằng, đức Phật đã nhập diệt dưới gốc 2 cây hoa vô ưu. Thời điểm đó không phải mùa nở hoa của cây nhưng toàn thân cây bỗng nở hoa đỏ rực và các cánh hoa rơi xung quanh Đức Phật như mưa sa. Các đệ tử của ngài rất ngạc nhiên, Đức Phật đã giải thích rằng đó là sự đơm hoa kết trái từ bên trong tâm thức của chúng ta qua quá trình tu tập rèn luyện. Tôn giáo chỉ là lớp áo bề ngoài của việc tu tập mà thôi.
Tìm hiểu các kiến thức khác về văn hóa Phật giáo:
>>> Ý nghĩa trong Phật giáo của chữ Vạn là gì? Chữ Vạn xuất hiện ở đâu?
>>> Vô thường là gì? Ý nghĩa của vô thường trong Phật giáo
3.2. Mang ý nghĩa phong thuỷ tuyệt vời:
- Quá trình cây ra hoa, tạo quả, quả già cho hạt và nảy mầm thành cây mới. Được diễn ra theo đúng quan niệm phồn thực về quy luật sinh, diệt và tái tạo trong Ấn Độ giáo.
- Hoa Sala là biểu tượng cho sự an lành, tinh khiết. Giúp con người giác ngộ, gạt bỏ được hết những ưu phiền trong mọi vấn đề của đời sống.
- Đối với nhiều người, chỉ cần nhìn ngắm và tận hưởng hương sắc của hoa sẽ giúp tâm trạng an lạc, nhẹ nhàng, hoan hỷ và hạnh phúc.
- Hiện nay, loài cây Sala được trồng khá nhiều trong các ngôi chùa với ý nghĩa ngượng vọng thế tôn, hướng về cõi Niết bàn.
- Cây Sala đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo. Vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.
4. Cách phân biệt cây Sala
– Nhiều người lầm lẫn Sala và vô ưu với một loài cây khác là Ngọc Kỳ Lân. Ngoài lầm lẫn về tên gọi người ta còn lầm về truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta cho rằng Sala và Ngọc Kỳ Lân cùng một loài cây.
– Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ. Còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi.
– Sự lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka).
– Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Ngoài những ý nghĩa về tâm linh thì trong cuộc sống hằng ngày hoa Sala còn là một dược liệu quý. Bên cạnh đó, người ta còn tương truyền rằng khi nhặt được hoa rụng thì đó là lộc trời. Vì thế hàng trăm người lễ chùa Rằm tháng giêng thường đến sớm để ra gốc cây nhặt hoa rụng. Với mong ước mang được may mắn, an lành về cho mình và gia đình mình. Điều tối kỵ chính là chỉ chờ hoa Sala rơi xuống thì mới là lộc thật sự. Như thế mới linh nên không ai đưa tay hái hoa cả.
Xem thêm: Hoa xuyến chi là hoa gì? Ý nghĩa hoa xuyến chi và tầm quan trọng của nó
Xem thêm: Hoa ưu đàm là gì? Ý nghĩa hoa ưu đàm trong Phật giáo