Tín ngưỡng có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa, tâm linh ở Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín ngưỡng của mọi người. Thiên Mộc Hương sẽ giới thiệu các định nghĩa liên quan đến tín ngưỡng và thế nào là mê tín ở Việt Nam.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Trích tôn giáo năm 2016 quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng.
Mọi người có thể hiểu sâu sắc hơn qua định nghĩa: Là hệ thống những niềm tin, sự hy vọng tin tưởng của con người vào cái “siêu nhiên” hay còn gọi là “cái thiêng”. Để giải thích rằng với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Tín ngưỡng mang tính dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian.
Trong một số trường hợp, tín ngưỡng đôi khi cũng được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ: Tín ngưỡng mang tính dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian.
Tín ngưỡng thể hiện:
Mối quan hệ liên kết, hòa nhập giữa thế giới con người và thần linh.
Địa điểm hoạt động như nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, không có những quy định chặt chẽ.
Thực chất không có tổ chức hoặc có tổ chức ở dạng sơ khai nhất.
hỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết, cũng không có hệ thống giáo lý.
Một dân tộc hay một cộng đồng người là 2 chủ thể hay được nghĩ tới.
Trong những điều kiện nhất định đôi khi tín ngưỡng có thể chuyển hóa thành tôn giáo.
2. Mê tín dị đoan là gì? Hành vi như thế nào?
Niềm tin vào những thứ không có thật, mơ hồ, nhảm nhí và không phù hợp với quy luật tự nhiên. Mê tín dị đoạn chủ yếu xuất hiện lĩnh vực tâm linh. Trong thời gian dài dẫn tới những hậu quả xấu không lường. Có tác động xấu lớn không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng. Ví dụ như về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.
Niềm tin vào những thứ không có thật, mơ hồ, nhảm nhí và không phù hợp với quy luật tự nhiên.
Một số hành vi mà chúng ta có thể nhận dạng mê tín tị đoan như là:
Ông đồng, bà cốt.
Thường xuyên bói quẻ, coi tay xem tướng và có niềm tin thái quá vào nó.
Con người tin tưởng thái quá vào ngày lành tháng dữ và kiêng kỵ đủ thứ vào những ngày này. Tin vào số mạng sang hèn, tin vào cúng sao giải hạn, cúng kem. Có niềm tin mãnh liệt việc cầu cúng sẽ chữa được bệnh tật, tai qua nạn khỏi, tin vào thầy cúng thầy trừ tà, …
Đầu tiên, điểm giống nhau là đều tin vào những điều vô thực, không có chứng cứ xác thực. Ví dụ như mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng.
Thứ hai là, cả hai đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ. Chẳng hạn như mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng. Từ đó điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình dựa trên những tín điều.
Điểm giống nhau là đều tin vào những điều vô thực, không có chứng cứ xác thực.
3.2. Sự khác nhau
Thứ nhất, xem xét về mục đích. Mục đích của người hoạt động mê tín dị đoan chính là kiếm tiền. Còn tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần cong người, đời sống tâm linh . Những gười hoạt động mê tín dị đoan chỉ khi nhận được tiền bạc, của cải thì mới hoạt động.
Tiếp theo là, xét về tính chuyên nghiệp. Không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp trong hoạt động tín người. Hầu hết hoạt động mê tín dị đoan là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp.
Mục đích của người hoạt động mê tín dị đoan chính là kiếm tiền.
Thứ ba là, vị trí sinh hoạt tính ngưỡng có cơ sở rõ ràng như thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…). Còn những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng địa điểm của tín ngưỡng. Như một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
Bốn là, thời gian hoạt động. Tín ngưỡng thường có thời gian sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự
Ngày mùng Một, ngày mười Lăm âm lịch hàng tháng, ngày lễ phật giáo, …
Các ngày lễ lớn trong năm: giỗ tổ hùng vương, giỗ bố mẹ ông bà,…
Bên cạnh đó hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ. Vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra.
Cuối cùng, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận. Còn mê tín dị đoan bị xã hội, cộng đồng lên án.
4. Sự liên kết giữa tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo
Như đã nói ở trên, mê tín dị đoan và tín ngưỡng có vài điểm tương đồng. Vì có mối quan hệ giống nhau nên tạo ra sự liên kết giữa các định nghĩa.
Một là, tuyên truyền và thể hiện đức tin tôn giáo của mình phải dựa vào tín ngưỡng bản địa từ các nhà truyền giáo của các tôn giáo.
Sự liên kết giữa tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo
Hai là, những người hành nghề mê tín dị đoan đã mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo (chủ yếu là của Phật giáo) và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề. Bởi vì hành nghề tại cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian mà “niệm tin” của họ đối với khách hàng có thể được nâng cao
Ba là, một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian dựa vào sự thiếu hiểu biết của người dân đã sử dụng một số thủ thuật của nghề mê tín dị đoan. Để tăng thêm sự huyền bí của một số lễ thức ngoài tôn giáo và tín ngưỡng mà tôn giáo, tín ngưỡng nào đó vay mượn.
"Dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Thanh Nhàn đã tìm đến và chọn lựa đất Phật là nơi sẽ gắn bó với mình trong quãng đường còn lại. ""Không phải gặp biến cố hay vấn đề gì lớn lao trong cuộc sống mà tôi lại quyết định như vậy. Chỉ đơn giản là bản thân luôn trân trọng cảm giác yên bình và coi đây là một cái duyên của mình với Đức Phật"" - Nhàn chia sẻ.
Ngày nay, nhịp sống ngày càng bon chen và hỗn tạp luôn đưa chúng ta vào những rắc rối, căng thẳng trong cuộc sống. Cũng bởi vậy mà nhiều người vô tình đưa những an yên, đưa hạnh phúc trở thành những điều xa xỉ. Có lẽ cũng bởi vậy mà Thanh Nhàn mong muốn truyền tải và lan tỏa những bí quyết hay về cuộc sống cũng như những bài học mang tính nhân văn, tích cực đến với người đọc."