Nhẫn là điều mà con người luôn hướng đến trong cuộc sống. Từ thuở bé, mỗi chúng ta đều được dạy phải “Nhẫn”. Chữ nhẫn mang đến cho con người sự tập trung và thanh thản trong cuộc sống. Hành trình trầm hương sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chữ này.
I. Ý nghĩa chữ Nhẫn
Nhẫn là gì? Tại sao nó trở thành chuẩn mực mà chúng ta muốn hướng tới.?
Đầu tiên, nhẫn được hiểu là sự khiêm nhường. Đây là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, một đức tính truyền thống. Trong quan điểm của nho giáo, người ta coi Nhẫn là nội thánh. Còn đối với Phật giáo thì nó là sự từ bi.
Tại sao người ta lại hướng đến nhẫn nại?
Nhẫn nại để thấu đáo. Nhẫn nại để nắm bắt được sự việc. Giống như lùi về sau một chút để có thể ngắm trọn được biển rộng trời cao.
- Từ xưa tới nay, các bậc anh hùng đều vì đại nhẫn mà bình thiên trị quốc mới có được thiên hạ. Trong quân đội xưa kia, tướng lĩnh vì nhẫn mà được trọng dụng lâu dài.
- Đối với buôn bán làm ăn, người ta cũng rất coi trọng điều này.
- Hơn thế, phải có nhẫn thì mới tìm được bạn hiền, tri kỉ, hạnh phúc.
Chữ nhẫn giúp con người sáng suốt. Nó trở thành nhân tố tất yếu trong cuộc sống.
1. Nguồn gốc chữ Nhẫn
Chữ nhẫn có nguồn gốc từ tiếng Hán. Mỗi một văn hóa trên thế giới đều có một nét văn hoá đặc trưng riêng. Mỗi nét văn hoá đó ẩn chứa ý nghĩa thiêng liêng riêng biệt tuỳ vào từng vùng.
Đối với văn hoá Phương Đông , từ xa xưa Phật giáo đã phát triển. Và dù tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều hướng chúng ta làm việc thiện, sống đạo đức, khiêm nhường và yêu thương nhau. Chữ Nhẫn ra đời từ đó. Nó chính là một đức tính tốt đẹp, cao cả nhất mà chúng ta cần trau dồi.
2. Cách viết chữ Nhẫn
Chữ 忍“ Nhẫn”: Kiên nhẫn, Nhẫn nhịn, Nhẫn nại. Thậm chí Nhẫn nhục. Nhẫn 忍 trong chữ Hán được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Đao đâm vào tim mà vẫn sống là nhờ biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn.
Nhưng trong từ điển Hán – Việt, cụ Đào Duy Anh giải thích: chữ 忍(Nhẫn) gồm chữ 刃( Nhận”). Chứ không phải chữ “Đao” ở trên, chữ 心“Tâm” ở dưới. “Nhận” có nghĩa là mũi dao nhọn.
>> Khám phá những thói quen cần thiết để xây dựng cuộc sống an nhiên. Đọc thêm về an nhiên là gì và 5 thói quen này tại đây.
3. Các ý nghĩa của chữ Nhẫn
Chữ nhẫn gắn với mỗi từ lại biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau:
- Nhẫn nại: là không ngại đương đầu với khó khăn, thử thách. Dù có chuyện gì xảy ra cũng không lùi bước.
- Nhẫn Nhục: Là sự chịu đựng chờ đợi thời cơ.
- Nhẫn Nhịn: Người đạt được nhẫn nhịn thường thành công. Họ không xét to chuyện, biết tiết chế cảm xúc.
- Nhẫn Thân: Nếu không tự dồn ép bản thân, làm sao biết mình ưu tú đến mức nào.
- Ẩn Nhẫn: Là sống quy ẩn, không màng danh lợi.
- Nhẫn Hận: điều này không hề tốt. Những người này dù bị áp bức vẫn không dám chống lại.
- Nhẫn Tâm: Người mắc tính này thường vô cảm. Thấy khó không giúp.
- Tàn Nhẫn: Làm những việc không đúng với lương tâm, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ý nghĩa đối với người Việt:
Người Việt ta coi trọng chữ này. Sự đoàn kết, yêu thương của người Việt bắt nguồn từ điều này. Chữ nhẫn đi vào nếp sống và văn hoá của người Việt. Chữ nhẫn giúp con người khéo léo trong ứng xử.
Ý nghĩa đối với sức khỏe
Đối với sức khỏe, người biết nhẫn nhịn sẽ có tinh thần bình an. Từ đó, không bị phiền não bởi những tác động khác, giảm được lo âu. Tinh thần chính là yếu tố quyết định sức khoẻ. Và theo nghiên cứu cho thấy, những người nhẫn nhịn thường có thân thể khỏe mạnh, tinh thần ổn định
Việc rèn luyện sự nhẫn nại mang cho ta sức khỏe.
II. Lời Phật dạy về chữ “Nhẫn”
Đạo Phật coi trọng cái Tâm. Và chữ nhẫn giúp cái Tâm trọn vẹn hơn. Dù chịu tổn thương bởi người khác nhưng đạo Phật khuyên răn con người nên bao dung. Những kẻ làm tổn thương người khác mới là đáng thương. Nhẫn trong đạo phật mang ý nghĩa yêu thương những người gây hại cho mình, chấp nhận các pháp vô thường.
>> Đọc thêm chi tiết chân thành là gì và cách để trở thành một người chân thành tại đây.
III. Thời điểm quan trọng cần nhẫn nại
Người biết “Nhẫn” như thế nào để đạt được thành công.?
1. Nhẫn nại khi tức giận
Mọi người thường cảm thấy thống khổ khi phải chịu đựng. Cơn giận dễ bùng phát. Đó là lý do dễ làm hỏng đại sự. Nhưng hãy ghi nhớ rằng thành công sẽ đến. Những người ngồi ở vị trí đều có tính kiên nhẫn. Thành công là thứ phải đánh đổi sau nhiều chịu đựng. Mỗi hành động phải thật lý trí
2. Nhẫn nại với những cám dỗ
Có quá nhiều thứ cám dỗ con người. Nếu không thể kìm lòng lại, sự sa đoạ sẽ giết chết chính bạn. Đừng mải miết chạy theo những thứ hư vô.
3. Nhẫn nại với những nổi đau
Trên con đường tiến tới thành công không bao giờ trải hoa hồng. Phải học cách đương đầu mới có thể đến đích. Có những lời nói khiến bạn tổn thương nhưng hãy biến nó thành động lực
Học được chữ nhẫn là điều khó. Đạt được chữ nhẫn lại càng khó. Nhưng ta sẽ có nhiều lợi ích khi rèn luyện. Hành trình trầm hương hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức lý thú xoay quanh đức tính này.
Cập nhật bộ sưu tập nụ trầm hương mới nhất với giá cực shock
>> Muốn biết thêm về tác động của chữ nhẫn đối với việc vượt qua bế tắc? Xem bài viết về bế tắc là gì và 10 cách giải quyết khi gặp bế tắc trong cuộc sống