Trong các tác phẩm văn học hay trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe nói đến “nhân văn” được người ta nhắc tới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như xét về lĩnh vực nghiên cứu, thì đó là nhân văn học. Còn nói đến lối sống con người, thì lại có lối sống nhân văn. Vậy chủ nghĩa nhân văn là gì, được hiểu như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
I. Nhân văn là gì?
Nhân văn (Humanities) được hiểu 1 cách đơn giản chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm liên quan tới giá trị sống của một con người. Nó thường gắn liền với phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp và sức mạnh trong cuộc sống.
Người ta thường nhắc đến chủ nghĩa nhân văn không chỉ đơn thuần là khái niệm đạo đức. Chúng được coi là những đánh giá, nhìn nhận về con người ở các góc độ khác nhau. Những góc độ này có thể vừa có thể là đời sống xã hội, đời sống tự nhiên,…
>> Bạn có biết việc duy trì niềm tin vào những việc mình làm cũng là cách để rèn luyện bản thân trở thành người nhân văn. Xem thêm bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết!
II. Lối sống nhân văn được hiểu như thế nào ?
Nếu như con người có một lối sống nhân văn, nó sẽ được biểu hiện như sau:
1. Luôn sống chân thật với cảm xúc của mình
Khi một người có lối sống nhân văn, họ sẽ luôn biết cách biểu hiện tình cảm chân thật của mình với mọi sự vật, hiện tượng. Cảm xúc bộc lộ ra sẽ không hề giả tạo, không thể hiện một thái độ tình cảm sai lệch hoàn toàn với những gì họ đang nghĩ. Khi con người sống nhân văn cũng không có sự ganh ghét, đố kỵ, không tham lam hay thể hiện quá rõ cái “tôi” của mình. Thế nhưng họ sẽ biết đồng cảm sâu sắc trước những đau khổ, khó khăn của người khác. Và đồng thời, họ cũng biết vui mừng cho sự vui mừng của người khác.
2. Sống độ lượng, vị tha, khoan dung
Lối sống nhân văn còn thể hiện rõ ràng khi bạn biết buông bỏ đúng lúc đúng thời điểm. Bạn sẽ biết cách buông bỏ qua những sai lầm, độ lượng, vị tha để tâm hồn bạn luôn được bình yên, thoải mái.
3. Yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và mong muốn khắc phục, giải thích
Lối sống nhân văn còn thể hiện rõ ràng qua sự cảm nhận cái đẹp của bản thân mỗi người. Họ luôn trân trọng, dành tình cảm cho cái đẹp. Ngoài ra nó còn thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, mong muốn khám phá, chinh phục và giải thích những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc đời.
4. Luôn có tinh thần độc lập tự cường
Dân tộc Việt Nam chúng ta có khát vọng về cuộc sống độc lập tự do. Và đó cũng là giá trị to lớn mà chúng ta hướng đến. Nếu không lối sống nhân văn sẽ trở nên vô vị hơn nếu chúng ta không dành tình cảm cho đất nước, cho quê hương và yêu cuộc sống hoàn bình. Những người có lối sống nhân văn còn luôn đề cao tinh thần bất khuất, bất diệt và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu, đứng về lẽ phải công bằng.
5. Ngợi ca phẩm chất giữa người với người
Con người ai cũng có trong mình những phẩm chất tốt mang tính đặc trưng riêng biệt. Việc chúng ta quan sát, đánh giá và đề cao phẩm giá tốt của một người cũng chính là lối sống nhân văn mà chúng ta đang hướng đến. Tìm thấy phẩm chất tốt của một người và ca ngợi họ cũng chính là cách để bạn xóa bỏ những phần chưa tốt trong bản thân người đó.
6. Mong ước công lý
Và cuối cùng, lối sống nhân văn sẽ thiếu đi một phần quan trọng nếu bạn thiếu đi khát vọng công lý. Chính bởi niềm tin, khát vọng hạnh phúc, mong muốn cái thiện luôn chiến thắng. Nó là cách giúp bạn nhận định đúng đắn hơn về cuộc sống, về con người. Đặc biệt, nhờ có khát vọng công lý mà cuộc sống của mỗi người cũng trở nên ý nghĩa hơn.
>> Bạn có biết ý nghĩa của nụ cười đối với cuộc sống còn hơn “mười thang thuốc bổ” hay chưa? Xem ngay bài viết về 4 ý nghĩa của nụ cười và cách cười tự nhiên để biết được những thông tin thú vị.
III. Chủ nghĩa nhân văn là gì ?
Với những người nghiên cứu về khoa học xã hội, họ định nghĩa chủ nghĩa nhân văn; (hay chủ nghĩa nhân bản nhưng lưu ý từ nhân bản còn có các nghĩa khác); là một nhánh triết học luân lý lớn. Đó là một thế giới quan chuyên chú vào lợi ích, giá trị và phẩm cách của con người. Nó cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người.
Trong thời hiện đại, các phong trào nhân văn chủ nghĩa hầu hết là phi tôn giáo. Nó gắn với chủ nghĩa thế tục và một nhân sinh quan phi thần. Nó đề cử việc đảm trách đi tìm chân lý và đạo đức bằng những phương tiện của con người. Nhưng cũng từ đó để phục vụ lợi ích của con người. Trong khi chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, chủ nghĩa nhân văn bác bỏ những biện hộ tiên nghiệm như sự hệ thuộc vào tín ngưỡng, vào cái siêu tự nhiên hoặc những văn bản được xem là thiên khải.
IV. Ý nghĩa của nhân văn trong xã hội
Đúng như vậy, nhân văn chính là chìa khoá để giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy hoàn thiện hơn với những phẩm chất tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, nó còn là cách để xã hội trở nên nhân văn hơn.
Vì vậy, sự chia sẻ và lan tỏa lối sống nhân văn ở mỗi người đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự nhân văn chính là cốt lõi của cuộc sống. Vì vậy, cần hiểu được nhân văn là gì cũng như ý nghĩa, giá trị của nó. Từ đó, nhân văn sở hữu vai trò hết sức quan trọng. Lối sống nhân văn được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy cho nên hãy tích cực rèn luyện và hoàn thiện lối sống riêng của mình nhiều hơn.
Qua bài viết này, chúng tôi muốn truyền tải đến mọi người thông điệp và ý nghĩa của nhân văn là gì. Mục đích là để giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn trong cuộc sống. Đừng quên like và chia sẻ đến mọi người xung quanh bạn nhé. Cảm ơn đã theo dõi.
>> Tìm hiểu về những ý nghĩa sâu sắc đằng sau từ ‘nhẫn’ và cách nó liên quan đến việc đạt được mục tiêu cá nhân. Xem chi tiết tại bài viết về chữ nhẫn ngay hôm nay.