Phật giáo là tôn giáo không thể thiếu trong văn hoá người Việt. Nhắc đến Phật Giáo, người ta sẽ nhớ ngay đến các vị Thần, Phật. Những người được cho rằng sẽ bảo vệ nhân dân. Phật thích ca đã trở thành tượng đài trong tâm linh của người Việt. Hãy cùng Hành trình trầm hương tìm hiểu xem Đức Phật thích ca là ai và những câu chuyện xoay quanh nhé!
I. Đức Phật là ai?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Đức Phật là gì để hiểu rõ hơn. Được biết, Phật vốn dĩ là một danh hiệu chứ không phải cái tên. Từ này bắt nguồn từ tiếng Phạn mang ý nghĩa là “người tỉnh thức” hay người giác ngộ. Phật được cho là nhìn thấu thực tại.
Phật giáo chỉ ra rằng con người đang bị che mắt bởi “tham – sân – si”. Phật là người đưa ta ra khỏi những thứ đó.
II. Cuộc đời của Phật thích ca mâu ni
1. Xuất thân của Phật thích ca mâu ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là nhân vật sáng lập ra Phật giáo. Ông là một nhân vật có thật. Đức Phật vốn là thái tử Tất Đạt Đa, vương tộc danh giá Thích Ca. Đức Phật được xác định là sinh ngày 15/4 âm lịch năm 624 TCN (theo phân tích của Phật giáo Nam Tông). Phật giáo Bắc Tông lại có một quan điểm khác. Phái này cho rằng Đức phật thích ca sinh vào 8/4. Nơi ngài được sinh ra là vườn Lâm Tỳ Ni.
2. Quá trình trưởng thành
Một điều bất hạnh là Hoàng hậu Maha Maya – mẹ của ngài mất sau khi sinh ngài chỉ khoảng 1 tuần. Từ đó, ngài được người dì nuôi nấng trưởng thành. Người dì này vô cùng yêu thương ông đến mức giao con trai của bà cho các bảo mẫu nuôi dưỡng.
Lúc này, vị phật mang tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Điều này cũng có tác động đến tên của ngài sau này.
Vì là một thành viên của hoàng gia, ông sống cuộc đời hết sức sung túc. Ông đã từng kết hôn và có 1 người con trai. Và có lẽ sự giác ngộ lớn nhất với ngài ở tuổi 29. Ngài quyết định từ bỏ cuộc sống gia đình và khối tài sản lớn để tìm kiếm sự bình an trong tinh thần. Tìm kiếm những thoát tục trần thế.
III. Điều gì dẫn đến sự giác ngộ của Phật thích ca
Sự thay đổi của vạn vật xung quanh, sinh lão bệnh tử đã khiến cho Đức Phật cảm nhận được cốt lõi của mình. Ngài nhận ra rằng những gì ngài đang được hưởng sẽ không thể bảo vệ ngài khỏi sinh lão bệnh tử. Thái tử nhận ra rằng chỉ có tâm linh mới cứu vãn được điều này. Và cuộc hành trình tìm kiếm sự bình yên trong tâm linh bắt đầu.
Thái tử muốn được trải nghiệm hết những cảm giác mà người trần trải qua. Bỏ qua sung túc, bỏ qua ái tình. Sự hy sinh này vô cùng cao cả. Bởi nó không phải là sự từ bỏ của một người đau ốm, bệnh tật.
1. Trải qua khổ đau để thấu hiểu
Những đau khổ này, một người luôn sống trong sung túc như ông hẳn chưa từng trải qua. Nhưng làm sao có thể giác ngộ khi chưa trải qua đau đớn. Vì thế, ông tìm đến các vị thầy và xin được thực hành những khổ luyện. Ở Ấn Độ khi đó, người ta tin rằng trừng phạt cơ thể là cách để nâng cao ý chí sống còn. Nhưng chính Đức Phật đã nghiệm ra rằng khổ hạnh là con đường sai trái. Nó không phải là con đường cứu khổ chúng sinh.
2. Hiểu rõ bản chất của tâm trí
Thiền định là phương pháp tiếp theo được ông lựa chọn. Phải hiểu rõ được cảm xúc thì mới có thể khắc chế được khoái cảm. Ngài nhận ra rằng con đường đi đến hạnh phúc phải thông qua kỷ luật. Sau khi giác ngộ, ngài đi khắp các miền Ấn Độ để truyền dạy Bát Chánh Đạo.
Các kiến thức về Phật pháp có thể bạn chưa biết:
>>> Niết bàn là gì? Bản chất của niết bàn trong đời sống và Phật giáo
>>> Phật pháp là gì? Ý nghĩa của “Pháp” trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy
>>> Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Bồ Tát Quan Âm cứu khổ chúng sinh và những điều ít ai biết
IV. Đức Phật Thích Ca được cho là chỉ trích việc thờ cúng
Đức Phật là những nhân vật có thật. Họ đúng là biểu tượng của tôn giáo. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có khả năng ban ơn. Điều thực sự giúp chúng ta là niềm tin vào Phật Giáo và làm những điều tốt lành.
Hẳn vậy, Phật Thích Ca chính là một người chỉ trích việc thờ cúng. Theo kể lại, khi ngài gặp một thanh niên thờ cúng Vệ Đà. Ngài đã chỉ trích anh ta. Điều mà Thích Ca Mâu Ni muốn truyền dạy là sống có trách nhiệm quan trọng hơn việc thờ cúng bất kỳ ai.
V. Những lời dạy của phật thích ca hay nhất
Người ta không thể dạy người khác những gì mình trải qua. Điều cốt lõi là họ tự có bài học thông qua những điều họ trải qua. Thật vậy, điều mà Đức Phật thích ca hướng đến là dạy con người tự giác ngộ.
1. Điều thứ nhất
Đầu tiên, giáo lý chỉ ra rằng cuộc sống là “đau khổ” hay không thoả mãn. Bất kỳ sự đòi hỏi quá mức nào cũng dễ dẫn con người đến tai hoạ
2. Điều thứ hai
Sự thật được nêu lên thứ 2, đau khổ không tự nhiên mà có. Nguồn gốc của đau khổ là sự thèm muốn không thực tế. Sự hiểu sai về bản thân dẫn đến lo lắng và tuyệt vọng
3. Điều thứ ba
Sự thật thứ 3 được nhắc đến đó là sự giải thoát phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Sự thèm muốn sẽ tiếp diễn nếu bạn không nhìn ra được bản chất. Chỉ có chính bản thân mình mới thay đổi được mình
4. Điều thứ tư
Điều cuối cùng, giác ngộ không phải lý thuyết. Giác ngộ không phải lời nói suông. Giác ngộ phải trải qua thực hành và kỷ luật.
Bạn đã từng tìm hiểu về Phật Thích Ca chưa? Những yếu tố nào khiến bạn tin tưởng vào Phật Giáo? Hành trình trầm hương hy vọng những kiến thức xoay quanh Phật Thích Ca đã giúp bạn có thêm niềm tin vào sự sống. Hãy cố gắng và phấn đấu không ngừng, tham sân si chỉ khiến bạn trở nên tồi tệ
>> XEM THÊM: 8+ ý nghĩa của chữ nhẫn. Thời khắc nào cần nhẫn nhịn để đạt được thành công?