Việt Nam là 1 quốc gia đa dạng, phong phú về tín ngưỡng. Tín ngưỡng phồn thực là một trong số đó. Vậy phồn thực là gì? Hãy cùng Hành Trình Trầm Hương tìm hiểu mọi điều cần biết về tín ngưỡng đặc biệt này trong bài viết dưới đây
1. Phồn thực là gì?
Phồn thực là gì? Phồn thực là loại hình tín ngưỡng đã có từ lâu ở Việt Nam. Tín ngưỡng này cũng tồn tại và rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thờ các cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối là đặc trưng của tín ngưỡng này. Tuy nhiên, phồn thực là tín ngưỡng, nền văn hóa cụ thể chứ tuyệt nhiên không phải tôn giáo.
2. Tín ngưỡng phồn thực xuất phát từ đâu?
Từ trước đến nay, nền văn hóa lúa nước đã đi đôi với sự phát triển của Việt Nam. Các hình tượng âm – dương, non – nước, đất – trời luôn hòa quyện và sinh trưởng cùng nhau. Từ đó hình thành hệ thống tín ngưỡng phong phú ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Trong đó tục phồn thực đóng vai trò quan trọng trong niềm tin con người vào sinh sôi, nảy nở. Người Chăm hay dân tộc Chăm có cùng tín ngưỡng phồn thực, song nếu như ở người Việt, tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nghề nông trồng lúa nước thủa sơ khai thì tín ngưỡng phồn thực của người Chăm lại có những mối liên hệ mật thiết với văn hoá Ấn Độ.
3. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Bản chất của tín ngưỡng này là tôn thờ hành vi giao phối và các cơ quan sinh dục. Nếu tháy bất cứ hình tượng nào được đề cập như trên ở đâu thì nơi đó có tín ngưỡng.
Tuyệt đối không đánh đồng hình tượng phồn thực với các khái niệm đồi trụy. Các cơ quan sinh dục là bộ phận quan trọng cho sự sinh sôi, nảy nở của giống nòi.
Trò chơi đấu vật là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của tín ngưỡng. Sới vật luôn là một hình tròn đặt trước sân đình vuông vức. Vuông và tròn là hai hình thái trọn vẹn và vun đầy cho nhau theo quan niệm xưa. Trong đó, tính dương – trời là hình tròn còn hình vuông là tính âm – đất. Đặt chúng cạnh nhau, ta có sự hòa hợp mỹ mãn, đầy đủ và mang lại điềm lành. Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi.
Ngoài ra có thể bắt gặp tín ngưỡng này ở các bức tranh Đông Hồ. Sắc thái phồn thực được đặc tả chi tiết qua từng đường nét. Điều này như thể hiện ước mong cuộc sống viên mãn như các bầy gia súc luôn no đầy.
4. Tín ngưỡng phồn thực có những đặc trưng nào?
Trên thực tế, mọi lĩnh vực đời sống luôn có những nét phản ánh của tín ngưỡng phồn thực
3.1 Tín ngưỡng ở các vật dụng hàng ngày
Hình ảnh biểu trưng dễ dàng nhận ra của tín ngưỡng nằm ở các vật dụng vô tri giác. Tiêu biểu nhất là cây chày, khối cối. Người Việt Nam lẫn Á Đông đều quen thuộc với bộ vật dụng này trong nông nghiệp.
Qua lăng kính phồn thực thì hành động giã chày biểu trưng cho việc giao phối của nam và nữ. Chày và cối cũng là 2 bộ phận sinh dục nam và nữ.
3.2 Tín ngưỡng trong các trò chơi
Ngoài các vật dụng hàng ngày, tín ngưỡng còn xuất hiện trong các trò chơi truyền thống. Ở Vĩnh Phú tồn tại từ xưa một trò chơi cướp cầu đặt hố. Cả 2 đội chơi cùng ra sức tranh giành quả cầu đỏ giữa sân và mang về hố đội nhà. Quả cầu là tính dương còn hố vuông là tính âm.
>> Muốn biết cách tránh những rắc rối trong công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp? Khám phá ngay bài viết về 13 lưu ý khi đeo vòng trầm hương để mang đến tài lộc may mắn!
3.3 Các ngôi chùa thể hiện tín ngưỡng
Ở Sa Pa, không khó để tìm thấy những bức tượng phóng lớn đặc tả bộ phận sinh dục trong các ngôi chùa, nhà mồ. Một số nơi còn thờ cúng những bức tượng này như thể hiện nguyện cầu sự sinh sôi, nảy nở tất yếu trong cuộc sống.
5. Gìn giữ văn hóa phồn thực
Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng như không hề liên quan như chùa Một Cột mang dáng tròn nằm trọn vẹn trên một cái hồ nhỏ (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiêng (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu vv…, cũng đều phản ánh tín ngưỡng phồn thực.
Ở nơi thờ cúng thì trên bàn, bên phải là cái chuông còn bên trái là cái mõ. Hiểu đơn giản thì đây là sự hòa hợp giữa Ngũ hành và tín ngưỡng phồn thực. Nếu như cái mõ bằng gỗ (Mộc) đặt ở bên trái (phía Đông) mang tính dương thì cái chuông bằng đồng (Kim) đặt ở bên phải (phía Tây) mang tính âm. Bắt buộc phải có âm dương hòa hợp, có nam nữ thì tiếng mõ gõ vào chuông mới tạo nên âm hưởng của cuộc sống như ý nguyện.
Tín ngưỡng phồn thực là truyền thống đẹp của dân tộc ta, nó thể hiện nguyện cầu của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy, con đàn cháu đống. Việc giữ gìn văn hóa này cũng là đang bảo tồn cho nét đẹp phi hình thể của dân tộc ta.
Xem thêm: 8+ ý nghĩa của chữ nhẫn. Thời khắc nào cần nhẫn nhịn để đạt được thành công?