Chùa Tây Phương Hà Nội là một di tích quốc gia đặc biệt. Thể hiện rõ nét nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Việt và là minh chứng cho nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài. Cùng tìm hiểu sơ lược về ngôi cùa này cũng như ví trí của chùa Tây Phương ở đâu hiện nay nhé!
I. Chùa Tây Phương ở đâu?
Chùa Tây Phương, hay tên gọi khác là “Sùng Phúc tự” là di tích nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất; cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, đi qua ngã tư Chùa Thầy; rẽ phải vào khoảng 5km, sau đó rẽ trái thêm 1km nữa, là đến di tích chùa Tây Phương. Thuộc loại hình kiến trúc.
II. Kiến trúc của chùa Tây Phương Hà Nội
Chùa Tây Phương Hà Nội hiện nay là một trong các quần thể các đơn nguyên của nước ta. Bao gồm các hạng mục sau: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Tiền đường, Trung đường, Miếu Sơn Thần, Thượng điện, Nhà Mẫu, Nhà khách, Nhà tổ.
Tìm hiểu thêm về những Chùa Phật giáo khác ở Việt Nam:
>> Chùa Thiên Mụ ở đâu? 5 địa điểm nhất định ghé thăm khi đến chùa Thiên Mụ
>> Chùa Trấn Quốc ở đâu? Lịch sử xây dựng và nét đẹp miền đất Phật
>> Chùa Vĩnh Nghiêm: Lịch sử, cấu trúc độc đáo và 6 ý nghĩa bất diệt làm nên tên tuổi
1. Tam Quan hạ
Nằm sát chân núi, bao gồm 4 trụ biểu. Trong đó 2 trụ giữa nhô cao, đỉnh trụ đắp tứ phượng chầu. Phía dưới được sắp xếp ô lồng đèn, thân trụ soi gờ kẻ chỉ, đế thắt cổ bồng. Còn 2 trụ bên kết cấu cũng tương tự, nhưng đỉnh trụ đắp búp sen, 3 mặt để trống, mặt trước đắp đôi câu đối chữ Hán.
2. Tam Quan thượng
Được dựng trên nền kẻ đá ong, giật 3 cấp, cao 50cm, gồm có 4 cột xây bằng gạch. Ở đỉnh 2 cột ngoài của chùa Tây Phương là 2 búp sen, phía dưới có đấu vuông thót đáy. Một chỏm cong mui luyện đắp cờ nổi dạng “dạ cá” uốn cong ở đầu đao nằm dưới đấu vuông. Sau đến lồng đèn hình vuông thiết kế theo kiểu ô hộc khắc chìm sâu trong lòng cột. Hai cột này có mặt trước ngoài cùng khắc hai câu đối chữ Hán. Bên trong có hai cột trụ lớn cao hơn, đỉnh trụ có kết cấu dạng đuôi phượng lá lật. Thêm vào đó là chi tiết vuốt ngược lên chụm vào nhau độc đáo. Phía dưới được trang trí giống với cột hai bên.
3. Miếu Sơn thần (đền Đức ông) của chùa Tây Phương Hà Nội
Là một ngôi nhà 4 gian, thấp, nhỏ, vừa là miếu Sơn thần, vừa là nơi thờ Đức Ông. Nằm bên trái chùa và được xây theo kiểu tiền đao hậu đốc, lợp ngói ri.
4. Chùa chính
Tọa lạc tại đỉnh núi Câu Lâu, thuộc kiến trúc kiểu chữ “Công”. Chùa chính của chùa Tây Phương bao gồm Thượng điện, Tiền đường và Trung đường. Các tòa nhà này được kết cấu theo kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm. Hai tầng tám mái còn gọi là “tàu đao lá mái”, ở giữa hai tầng là cổ diêm, được bưng kín bằng các tấm ván đố.
Thượng điện và Tiền đường đều xây 5 gian và 2 chái cùng cùng với 6 bộ vì nóc, độ cao là 1m. Trung đường thì được thu ngắn lại chiều ngang còn 3 gian 2 chái và 4 bộ vì kèo. Nhưng Trung đường lại có mái thượng diêm cao hơn là 1.40m. Mặt trước của Tiền đường là bưng cửa gỗ, bức bàn 3 gian giữa, hai bên là gạch Bát Tràng để trần và chạy viền theo ba tòa nhà.
Kết cấu khung gỗ của những tòa trong chùa Tây Phương được liên kết với nhau vì những hàng xà theo chiều ngang và dọc. Những bộ vì kèo chính cả 3 tòa được liên kết kiểu “chồng rường bẩy hiên” cùng với 4 hàng chân cột, kết hợp 2 cột trốn đặt trên xà hạ. Các chân cột được kê trên những chân tảng lớn, bằng đá âm dương và trên có chạm hình hoa sen.
Cả 3 tòa đều được lợp ngói mũi hài cỡ lớn, dưới là lớp ngói lót 5 màu (đỏ, lục, lam, vàng, trắng). Vừa mang ý nghĩa Phật đạo vừa tượng trưng cho áo cà sa và có tác dụng trang trí.
5. Nhà Tổ – Nhà Mẫu
Có thiết kế ba gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ Nhị, bên ngoài thì thờ Tổ, bên trong thì thờ Mẫu. Những vì chính có kiểu “vì kèo giá chiêng”. Ba gian giữa thì bưng bằng cửa bức bàn, hai gian chái cửa thì là ván đố. Trên bộ vì cốn và nóc được thay bằng kết cấu kiểu chồng rường. Được trang trí bằng hoa lá, đao mác rất cách điệu. Ở bốn chiếc cốt có chạm nổi hình cây cỏ. Cùng với đó là mai, tùng, cúc, trúc thể hiện trong những đề tài mai điểu, trúc tước, cúc điệp, tùng lộc…
6. Nhà khách chùa Tây Phương Hà Nội
Nhà khách thì nằm phía bên phải của chùa. Bao gồm 7 gian khác nhau, tường hồi bít đốc, máu thì lợp ngói ri. Hai bờ dải thoải dần dần theo hình tay ngai. Những bộ vì hiên thì theo kiểu kèo kẻ, bào trơn và đóng bén. Bởi vì bên trong là kiểu “giá chiêng kẻ ngồi”, hai hộ vì hồi theo kiểu ván mê đố lụa.
Chùa Tây Phương là một trong những công trình kiến trúc độc đáo. Luôn được đánh giá vào hạng nhất trong những ngôi chùa ỏ Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của phong cách kiến trúc truyền thống cùng với khuôn cảnh tự nhiên. Do đó giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật của chùa và bộ tượng Phật đều được đánh giá là “đệ nhất cổ tự”. Vào năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa đặc biệt này là Di tích Quốc gia về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn cái nhìn sơ bộ cho những ai đang có dự định tham quan chùa hoặc cả những người chưa biết chùa Tây Phương ở đâu.
III. Bí ẩn về sự linh thiêng của chùa Tây Phương – Hà nội
Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi những câu chuyện và truyền thuyết xoay quanh nó. Theo truyền thuyết dân gian, chùa Tây Phương được xây dựng trên ngọn núi cùng tên, nơi linh thiêng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nơi diễn ra nhiều hiện tượng siêu nhiên. Sự kết hợp giữa linh thiêng của chùa và thiên nhiên đã tạo ra một không gian đặc biệt, nơi mà người dân tin rằng có thể tìm thấy sự trấn an và sự cầu nguyện thành công.
Việc tham quan chùa Tây Phương không chỉ là một trải nghiệm du lịch, mà còn là một hành trình khám phá về tâm linh. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động tâm linh như chấp điện, cầu phước và trì tụng để tìm kiếm sự yên tĩnh và sự gắn kết tinh thần. Ngoài ra, chùa Tây Phương còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý giá và tượng Phật được tôn thờ, thu hút sự chú ý và tò mò của những ai đặt chân đến đây.
Hãy đến chùa Tây Phương để khám phá những bí ẩn và trải nghiệm sự linh thiêng của nó. Bạn sẽ có cơ hội tìm thấy bình an trong tâm hồn và tìm hiểu về những giá trị tâm linh độc đáo của văn hóa Việt Nam.