Từ xưa đến nay phong tục đi chùa, lễ Phật là nét văn hóa không thể thiết của người dân Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một nơi thu hút rất nhiều lượt khách đến tham quan, đi lễ. Hãy cùng hành trình trầm hương tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa này nhé!
I. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở đâu?
1. Chùa Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang tọa lạc tại xã Quang Minh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía đông, chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang có vị trí thuận lợi và dễ dàng tiếp cận từ các khu vực lân cận. Với kiến trúc độc đáo và không gian yên tĩnh, chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang là một điểm đến tâm linh và du lịch phổ biến trong vùng, thu hút đông đảo du khách và phật tử tới thăm và tìm hiểu về tín ngưỡng Phật giáo.
2. Chùa Vĩnh Nghiêm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vị trí này thuộc khu vực trung tâm của thành phố, gần các tuyến đường chính như Điện Biên Phủ và Nguyễn Thị Minh Khai. Chùa Vĩnh Nghiêm nằm trong khuôn viên rộng rãi và được bao quanh bởi không gian yên bình, tạo điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn cho du khách.
II. Lịch sử hình thành Chùa Vĩnh Nghiêm
1. Lịch sử Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Chùa được xây dựng vào thế kỉ XI, thời Vua Lý Thái Tổ và có tên là Chúc Thánh. Theo lịch sử ghi lại, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 8 ngôi chùa được Vua Lý Thái Tổ cử quan thiết kế năm 1010.
Vào năm 1016 chùa được hoàn thành. Vị trụ trì đầu tiên của chùa là Thiền sư Vạn Hạnh, tiếp đó là các vị: Đạo An, Minh Tâm, Bảo Tánh và Huệ Quang.
Thế kỷ XIII, chùa đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho sửa sang, trùng tu, tôn tạo lại. Rồi đổi tên thành Chùa Vĩnh Nghiêm, với ỹ nghĩa trường tồn, vĩnh nghiêm mãi mãi.
Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã là một Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa mang đậm bản sắc dân tộc, với mô hình Phật giáo nhất tông.
Thời Lý chùa ít được biết đến, từ thời Trần đời vua Trần Nhân Tông chính thức khai sáng, đưa đạo Phật vào cuộc sống. Thì chùa đã trở thành trung tâm hoằng pháp, có ảnh hưởng rộng.
Cả ba vị Tổ thời Trần đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm truyền bá Phật pháp.
Trong hơn 1000 năm qua, chùa đã trải qua nhiều biến cố, gắn liền với lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên chùa vẫn duy trì và phát triển. Hiện nay danh tiếng của chùa đã lan khắp Việt Nam và trên thế giới.
Chùa Vĩnh Nghiêm chính là Thánh tích quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam.
2. Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chí Minh
Năm 1964, hai Hoà thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ Bắc vào Nam truyền bá Phật giáo. Và cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm tại khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ. Dựa trên nguyên mẫu của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.
Năm 1971 chùa được hoàn thành cơ bản, theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Sử dụng những vật liệu hiện đại mà vẫn giữ được kiến trúc của chùa Việt Nam gồm: Phật điện, bảo tháp và cơ sở hạ tầng khác
Tiền xây dựng chùa được đóng góp công đức từ các chư tôn, phật tử.
Năm 1982, chùa xây thêm bảo tháp Xá lợi Cộng Đồng, Tháp Xá Lợi Cộng Đồng và hoàn thành năm 1984. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà người nhà họ gửi chùa giữ gìn.
3. Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Thành phố Hồ Chí Minh là một?
Câu trả lời là không. Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Chùa Vĩnh Nghiêm Thành Phố Hồ Chí Minh là hai ngôi chùa hoàn toàn khác nhau.
Lịch sử hình thành khác nhau, thời gian xây dựng cách nhau hơn 900 năm. Mỗi chùa đều có đặc điểm, cấu trúc riêng.
Tuy nhiên, cả hai ngôi chùa đều mang những giá trị tâm linh và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt, đặc biệt là đối với những người con theo Phật.
II. Cấu trúc chùa Vĩnh Nghiêm
1. Cấu trúc chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Chùa có quy mô lớn, nằm trên mảnh đất có diện tích khoảng 1 ha. Bao quanh khuôn viên chùa là lũy tre dày đặc.
Kiến trúc chùa nằm trên một trục, theo hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Bắt đầu vào chùa là cổng tam quan, đi sâu vào 100m là Bái đường. Hai bên đường là những cây thông lớn, đường kính khoảng 1m.
Ỏ sân chùa có tấm bia to, gồm 6 mặt, dựng năm 1606, để ghi lại việc tu sửa chùa. Đối diện tấm bia là vườn tháp mộ của các vị sư. Cấu trúc các khối của chùa:
- Khối thứ nhất kiểu chữ công (工) gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện. Thiết kế khang trang, bên ngoài có trang trí đắp nổi. Nội thất trang trí chạm khắc lộng lẫy. Cả 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, họa tiết,….
- Khối thứ hai cũng là chữ công, nhưng nhỏ thấp hơn. Nơi đây để thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Bên trong có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội Thượng”.
- Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch. Phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ.
- Khối thứ tư, kết cấu kiểu chữ đinh (丁) là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa.
Chùa mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa. Và phục dựng lại tam quan theo nền cũ.
Tìm hiểu thêm về những Chùa Phật giáo khác ở Việt Nam:
>>> Lễ hội chùa Hương: Nguồn gốc, ý nghĩa đặc trưng ít ai biết
>>> Sơ lược về Thiền viện Trúc Lâm nổi danh ở Đà Lạt
>>> Chùa Ngọc Hoàng: 3 Bí ẩn thiêng liêng giữa lòng Sài Gòn
2. Cấu trúc chùa Vĩnh Nghiêm tại TP.HCM
Chùa nằm trên khuôn viên rộng thoáng, diện tích khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa của chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam. Còn kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại. Thế kỷ XX, chùa là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Tổng thể cấu trúc chùa gồm: Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Tam quan
Công trình khá đồ sộ, với kiến trúc truyền thống, mái đỏ uốn cong. Năm 2005, cổng đã được chuyển vị trí vào bên trong(hiện nay).
Tòa nhà trung tâm
Đây là một công trình được thiết kế kiên cố, rộng lớn. tòa bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu.
Tầng trệt có hai phần: phần ngoài cao 3.2m, phần trong cao 4.2m. Được chia thành các nhà thờ tổ, giảng đường, thư viện,..
Từ sân lên có ba cầu thang rộng, có 23 bước. Tầng lầu gồm: sân thượng rộng 10m, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm.
Các Bảo Tháp
Khi nhìn từ cổng vào bên trái Phật điện là Tháp Quán Thế Âm cao gần 40m, có 7 tầng. Tháp có hình vuông, cạnh 6m xây từ khi thành lập chùa. Trên đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn, và các hình khối. Được đánh giá là ngôi tháp đồ sộ bậc nhất của Phật giáo Việt Nam.
Tháp Xá Lợi Cộng đồng cao 25m, gồm 4 tầng, được xây năm 1982. Thiết kế độc đáo, có cầu thang từ sân lên. Các di cốt của chư Phật tử quá vãng sẽ được đặt ở đây.
Tháp Vĩnh Nghiêm làm toàn bằng đá
Tháp đá Vĩnh Nghiêm được làm hoàn hoàn toàn bằng đá, nằm ở phía bên phải. Tháp cao 14m, được xây dựng vào cuối năm 2003. Tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa.
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa ở phía trong cùng có Khu Phương. Khu này là dãy nhà hình chữ L, bao quanh hồ sen. Để cho du khách nghỉ ngơi.
III. Ý nghĩa tồn tại chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa là một địa thế văn hóa tâm linh thuận lợi, mang nhiều dấu tích thiêng liêng. Là trung tâm hoằng hóa, cơ sở đào tạo Tăng tài, hội tụ quần chúng Phật tử khắp mọi nơi.
Chùa tạo nên sự gắn kết trong hệ thống tổ chức sinh hoạt các giáo hội. Đóng góp vai trò quan trọng trong việc trấn hứng nước nhà.
Chùa Vĩnh Nghiêm là thánh tích quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam. Ngày càng thể hiện vị thế rõ hơn, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Chùa không chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hóa với sự bảo tồn các chứng tích, hiện vật. Mà chùa còn giữ nguyên các giá trị phong thủy giá trị về mặt địa văn hóa.
Thể hiện tài năng của người dân Việt Nam xưa trong việc lựa chọn vị trí, và thiết kế kiến trúc chùa.
Tạo dựng các giá trị văn hóa nghệ thuật vật thể, phi vật thể tâm linh mang tính bền vững.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bên trên là những thông tin về chùa Vĩnh Nghiêm. Hi vọng những thông tin của chúng tôi, sẽ đem đến cho các bạn nhiều điều bổ ích.