Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là ngôi chùa yên tĩnh ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn. Nhắc đến chùa Ngọc Hoàng, ai cũng nghĩ đến ngôi chùa khoác lên mình một vẻ đẹp về sự linh thiêng và an tĩnh. Chính vì điều này mà thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương. Hãy cùng Hành Trình Trầm Hương khám phá 5 bí ẩn thiêng liêng của ngôi chùa này nhé!
I. Nguồn gốc chùa Ngọc Hoàng
Chùa Phước Hải Tự là tên gọi khác của chùa Ngọc Hoàng. Được xây dựng khoảng đầu thế kỉ 20, đây là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng do Lưu Minh. Chùa được đổi tên thành chùa Phước Hải vào năm 1984. Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn quen gọi với cái tên như vậy vì đã quá quen với cái tên Ngọc Hoàng.
Chùa Ngọc Hoàng có vị trí ở số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, TP.HCM. Hằng năm, chùa được rất nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến để hành hương, cúng dường.
Thời gian mở cửa chùa: tất cả các ngày trong tuần.
II. Kiến trúc và thờ phụng của chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn
1. Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc của chùa theo hướng đền với kiểu trang trí rực rỡ và tâm linh giống chùa Trung Hoa. Chùa được xây dựng bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ,… bằng chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.
Khuôn viên chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn rộng có diện tích khoảng 2.300 m2. Có đặt tượng Hộ pháp phía trước ngôi miếu nhỏ. Có một khoảng không gian rất rộng và một bể cá với đủ loại cá khác nhau ở gữa sân chùa. Các loại rùa và cá ở đây đều do những người đến hành hương cầu nguyện thả vào.
2. Thờ phụng tại chùa Ngọc Hoàng
Chùa gồm có 3 điện chính là Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Thờ Ngọc Hoàng và các vị thiên tướng tại Chánh điện. Còn có điện thờ Phật Dược Sư ở bên trong chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn. Mọi người đến đây thường xuyên cầu sức khỏe.
Ngoài ra còn là nơi thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, Thần Tài, , các vị Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra còn có thờ Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), 13 đức thầy, v.v…một số vị thần khác. Đây là một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa.
Các vị thần, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý và đẹp. Quá trình để tạo hình nên các pho tượng rất công phu và tỉ mỉ.
Tìm hiểu thêm về những Chùa Phật giáo khác ở Việt Nam:
>> Chùa Thiên Mụ ở đâu? 5 địa điểm nhất định ghé thăm khi đến chùa Thiên Mụ
>> Chùa Trấn Quốc ở đâu? Lịch sử xây dựng và nét đẹp miền đất Phật
>> Chùa Vĩnh Nghiêm: Lịch sử, cấu trúc độc đáo và 6 ý nghĩa bất diệt làm nên tên tuổi
III. Những bí ẩn về sự thiêng liêng của ngôi chùa Ngọc Hoàng ở quận 1
1. Chùa Ngọc Hoàng cầu con cái
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Người đến chùa mang rất nhiều ý nguyện cầu mong khác nhau. Một trong những lí do được mọi người tin tưởng tìm đến vì đây còn là ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng . Chùa Ngọc Hoàng ở quận 1 có đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Vì vậy là nơi được rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến để cầu con.
Không chỉ là cầu con cái mà đây còn là nơi cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai. Tâm nguyện của nhiều người khi đến đây cầu nguyện là: Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc.
Khi đến chùa chỉ cần người viếng thăm thành tâm khấn nguyện thì những ước nguyện sẽ được đáp trả xứng đáng. Nếu bạn đã đến đây thì thấy rằng một bà lão già thường đứng túc trực ở cạnh Kim Hoa Thánh Mẫu. Bà sẽ lấy một sợi dây chỉ nhỏ để đeo vào tay khách. Và sau đó bà hướng dẫn cho mọi người rất tỉ mỉ về cách cầu khấn.
Đền thờ Thánh Mẫu ở ngoài điện Ngọc Hoàng là nơi được rất nhiều người cũng bái. Các nghi lễ ở đây cũng tương đối đơn giản, không quá phức tạp đối với người viếng thăm.
2. Chùa Ngọc Hoàng cầu nhân duyên, tình cảm
Ngoại nổi tiếng là ngôi chùa cầu con cái thì đây cũng là nơi nổi tiếng trong việc cầu tình duyên. Tương truyền rằng, khi đến đây người viếng thăm chỉ cần thành tâm thắp hương, cầu nguyện, khấn tên mình. Sau đó khấn tên người trong lòng và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để được se duyên.
3. Chùa Ngọc Hoàng cầu sức khỏe, tiền tài, bình an
Mỗi dịp đầu năm, chùa được rất nhiều người tìm đến vì khi đến đây mọi người thường cầu cho mình sức khỏe tốt. Bên cạnh đó là cầu tiền tài và may mắn cho một năm mới. Như đã nói thì khi cầu khấn cũng không cần quá nhiều nghi lễ và chùa rất linh thiêng. Chỉ cần người viếng thăm thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ thành hiện thực và được đền đáp.
Nếu có dịp, bạn hãy dành thời gian ghé thăm chùa Ngọc Hoàng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi này nhé. Tin chắc bạn sẽ tìm thấy được cảm giác bình an, thư thái trong tâm hồn và xua tan đi những lo âu, bộn bề cuộc sống.
Xem thêm: Chùa Thiên Mụ ở đâu? 5 địa điểm nhất định ghé thăm khi đến chùa Thiên Mụ
Xem thêm: Hoa ưu đàm là gì? Ý nghĩa hoa ưu đàm trong Phật giáo