Đối với Phật giáo tự do tuyệt đối chính là làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn pháp. Trạng thái ấy được Đức Phật dùng với khái niệm Niết Bàn. Chúng ta thường vẫn nghe đến từ này, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu niết bàn là gì? Và có ý nghĩa gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin này nhé!
I. Niết bàn là gì?
Niết bàn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau theo mỗi góc nhìn. Theo quan điểm của tâm lý học thì Niết bàn chính là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm của đạo đức thì Niết bàn là diệt tham sân si.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm Niết Bàn. Một số người học Phật cho rằng niết bàn chính là chết. Tuy nhiên, đây là nhận định hoàn toàn sai lầm.
Niết bàn được hiểu là sự viên tịch hay còn là hoàn toàn vắng lặng. Ở khía cạnh khác, niết bàn là vô sanh tức là không còn sanh diệt và giải thoát. Nghĩa của từ này xa rời cái chết, thay vào đó nhấn mạnh tới yếu tố giá trị cuộc sống.
Những người đạt được tới cuộc sống niết bàn có nghĩa là họ có đạo sống vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh, không còn phiền não, không mang thân nghiệp báo.
1. Niết bàn trong Phật giáo
Niết Bàn trong Phật giáo là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục. Xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Như vậy, Niết bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không, thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo. Mà là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục. Xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật Nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn Diệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si. Đồng thời Niết bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp không còn chịu quy luật nhân duyên (duyên khởi). Vô vi đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt.
2. Có bao nhiêu loại niết bàn
Niết bàn là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Đó là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không. Thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Vì thế, Niết bàn có bốn loại thường được biết đến như sau:
- Bổn lại tứ tánh Thanh tịnh Niết bàn nghĩa là căn bản của các pháp vốn thanh tịnh, không sanh, không diệt mà vắng lặng trong hư không.
- Hữu dư y Niết Bàn nghĩa là đã ra khỏi phiền não chướng, dù còn ít khổ chưa đoạn hết, nhưng nghiệp chướng đã nhẹ nhàng.
- Vô dư y Niết Bàn nghĩa là đã ra khỏi phiền não, dứt sanh tử, dư báo cũng diệt, các khổ não hằng dứt.
- Vô trụ xứ Niết Bàn nghĩa là không còn sở tri chướng, lòng đại từ, trí bát nhã xuất hiện hoàn toàn không còn trụ sanh tử.
Các kiến thức về Phật pháp có thể bạn chưa biết:
>>> Phật pháp là gì? Ý nghĩa của “Pháp” trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy
>>> Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Bồ Tát Quan Âm cứu khổ chúng sinh và những điều ít ai biết
>>> Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa – “Kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ
II. Trong cuộc sống niết bàn mang ý nghĩa như thế nào?
– Niết bàn không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Không cần phải là 1 Phật tử, chúng ta vẫn có thể hướng tâm hồn mình tới niết bàn. Trong quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ biết được cách để dẹp đi sự hỉ, nộ, ái, ố, tham lam, sân si,…
– Từ đó, mỗi người tìm được sự an yên trong chính cõi lòng. Kể cả trong tình huống khó khăn, thách thức tới đâu, nhân cách và tâm hồn của con người không hề thay đổi.
– Cũng vì thế mà hiện nay, nhiều người muốn áp dụng triết lý niết bàn trong đời sống của mình.
III. Làm sao để đi đến cõi niết bàn?
Muốn đạt tới cảnh giới thanh tịnh trong tâm hồn, bạn phải làm được 02 điều cơ bản sau đây:
1. Lập được giới luật cho bản thân
Trước hết, muốn tâm tịnh, hồn an yên hãy tạm ngừng vĩnh viễn việc sát sinh và gây hại cho kẻ khác. Không chạm đến mạng sống của bất kỳ loài vật nào, tránh mùi máu tanh sẽ giúp tâm hồn nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn. Đặc biệt, không làm người khác tổn thương dù là việc thể xác hay lời nói làm tổn hại tinh thần. Kiêng kị được những việc như trên đã được xem là hoàn thành bước thứ nhất trong hành trình đến niết bàn.
2. Định – bước kế tiếp để tâm hồn chạm tay đến cõi Niết bàn
Tiếp theo việc định ra giới luật, hãy để tâm hồn thanh tịnh bằng cách chọn nơi sinh sống. Nơi đó không cần bon chen phố thị, luôn có góc để ngẫm mình, xét mình. Luôn thực hành tính kiên nhẫn, tha thứ, bao dung…cho mọi việc ở trên đời. Trong “định”, hãy để tâm của mình được yên tĩnh. Không nghĩ nhiều về chuyện phù phiếm, tư tưởng rời xa lối sống ích kỷ, vụ lợi.
Niết bàn là mục đích chính của những người tu hành. Đạt được niết bàn là sự thành công khi loại bỏ được tham, sân, si… giữ được trạng thái thư giãn, yên bình. Vì thế, đối với những người theo đạo Phật hiểu được niết bàn là gì. Và tu hành hướng tới niết bàn là điều cốt lõi. Hi vọng những chia sẻ từ bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm niết bàn cũng như những điều cốt lõi cơ bản trong đạo Phật.
Xem thêm: Vô thường là gì? Ý nghĩa của vô thường trong Phật giáo
Xem thêm: Hầu đồng là gì? 4 tác dụng của việc hầu đồng có thể bạn chưa biết