Theo ý nghĩa tâm linh của người Việt Nam, ngày hoàng đạo được xem như một ngày may mắn và thuận lợi để làm một công việc nào đó. Vậy ngày hoàng đạo là gì? Ý nghĩa thực sự của nó như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
I. Ngày hoàng đạo là gì ? Ngày hắc đạo là gì ?
Theo như dân gian, ngày hoàng đạo được xem là ngày lành, ngày tốt, đại cát đại lợi nên thường được chọn để thực hiện làm các việc trọng đại. Khi hững việc tiến hành trong ngày hoàng đạo thường diễn ra rất suôn sẻ và thuận lợi.
Trên mỗi bước đường đi của ông trời sẽ có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao. Trong đó sẽ có thần thiện và có thần ác. Mỗi vị thần thực hiện một nhiệm vụ khác nhau do ông trời giao phó. Trong 12 giờ có 12 vị thần luân phiên trực nhật từng ngày trong tháng. Đường thần thiện đi được gọi là Hoàng Đạo. Và ngày hoàng đạo ra đời từ đó.
Trái với ngày hoàng đạo thì là ngày hắc đạo. Những vị thần ác trên bước đường đi của ông trời sẽ gọi là hắc đạo. Khi đó ngày hắc đạo chính là ngày mà thần ác chú tìm. Ngày hắc đạo thường mọi người sẽ tránh làm mọi việc, đặc biệt là những việc lớn như là động thổ, xây cất nhà cửa, kết hôn,… nếu không cả đời sẽ gặp phải nhiều chuyện rắc rối và xui xẻo.
II. Cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo trong tháng
Khi đã hiểu về ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo. Hãy bổ sung cho mình các kiến thức về cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo. Cụ thể như sau:
1. Tính ngày hoàng đạo
Theo tử vi Lục Diệu, ngày hoàng đạo bao gồm 6 ngày tượng trưng cho 6 ý nghĩa khác nhau bao gồm:
- Minh Đường Hoàng đạo
- Kim Đường Hoàng đạo
- Kim quỹ Hoàng đạo
- Thanh long Hoàng đạo
- Tư mệnh Hoàng đạo
- Ngọc đường Hoàng đạo
Ứng với 6 cặp tháng trong năm, sẽ có các ngày hoàng đạo dưới đây (tính theo Âm lịch):
- Tháng 1 và tháng 7: Ngày Tý, Thìn, Tỵ
- Tháng 2 và tháng 8: Ngày Dần, Ngọ, Mùi
- Tháng 3 và tháng 9: Ngày Thìn, Thân, Dậu
- Tháng 4 và tháng 10: Ngày Ngọ, Tuất, Hợi
- Tháng 5 và tháng 11: Ngày Thân, Tý, Sửu
- Tháng 6 và tháng 12: Ngày Tuất, Dần, Mão
2. Tính ngày hắc đạo
Mỗi ngày và mỗi giờ đều có sự cai quản luân phiên của các vị thần thiện và ác, do đó ứng với 6 ngày hoàng đạo, sẽ có 6 ngày hắc đạo chính như sau:
- Thiên lao hắc đạo
- Bạch hổ hắc đạo
- Câu trần hắc đạo
- Thiên hình hắc đạo
- Huyền vũ hắc đạo
- Chu tước hắc đạo
Ứng với 6 tháng trong năm sẽ bao gồm các ngày hắc đạo dưới đây (tính theo Âm lịch):
- Tháng 1 và tháng 7: Ngày hắc đạo gồm Ngọ, Mùi, Dần
- Tháng 2 và tháng 8: Ngày hắc đạo gồm Dậu, Sửu, Thìn
- Tháng 3 và tháng 9: Ngày hắc đạo gồm Tỵ, Mão, Hợi
- Tháng 4 và tháng 10: Ngày hắc đạo gồm Dần, Tuất, Dậu
- Tháng 5 và tháng 11: Ngày hắc đạo gồm Tý, Mão, Mùi
- Tháng 6 và tháng 12: Ngày hắc đạo gồm Sửu, Thân, Tuất
III. Giờ hoàng đạo là gì ? Giờ hắc đạo là gì ?
1. Khái niệm
Theo quan niệm của người dân Việt Nam, có 2 loại giờ đó là giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo có nghĩa là giờ tốt, trong khung giờ này mọi người đều có thể tiến hành những việc quan trọng như: cưới hỏi, xin dâu, thành hôn, nhập học, động thổ, khánh thành, buôn bán, giao dịch, an táng, làm tang lễ…
Ngược lại, giờ hắc đạo có nghĩa là giờ xấu.Chưa có bằng chứng cụ thể về việc giờ hắc đạo sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng gì với con người. Nhưng để chắc chắn, bạn vẫn nên tránh các giờ hắc đạo sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được giờ hoàng đạo, có những giờ khá tốt nhưng thời tiết lại xấu,… Một ngày đêm âm lịch có 12 giờ, 2 tiếng đồng hồ là một giờ. Các giờ được đặt tên theo 12 con giáp đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 giờ đó có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.
2. Cách tính giờ hoàng đạo và hắc đạo trong từng ngày
Theo quan niệm, trên trời có 28 vì sao chiếu mệnh là nhịp thập bát tú. Trong đó, được chia làm 2 sao tốt và xấu.
- Giờ tốt là những giờ thuộc cung của sao tốt.
- Giờ xấu là những giờ thuộc cung của sao xấu.
Tùy vào tính chất cũng như mức độ của sao để xác định nó tốt trong lĩnh vực nào. Ví dụ như Sao Lâu tốt cho công việc liên quan tới lĩnh vực xây dựng, Sao Bích lại tốt trong công việc cưới hỏi,..
Để xác định được giờ hoàng đạo, người xưa thường dựa vào mỗi câu lục bát có 14 chữ.
Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão… xem trong bảng dưới đây, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Д thì đó là giờ hoàng đạo.
IV. Tại sao xem ngày tốt xấu nên chọn ngày hoàng đạo
Trong một năm, ít nhiều sẽ đều có những ngày lành tháng tốt. Nhưng cũng có những ngày, tháng mà ta được cho là không tốt mà người ta thường hay kiêng kỵ. Nếu chọn ngày đúng ngày tốt để làm mọi việc thì sẽ giúp cho gia chủ tất cả đều gặp thuận lợi. Ngược lại, chọn những ngày cần tránh sẽ không mang lại điều may mắn. Có thể còn khiến mọi việc gặp nhiều bất lợi, trục trặc hơn.
Phật giáo không có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu mà ngày nào cũng có thể trở thành tốt hoặc xấu tùy theo suy nghĩ, lời nói và hành động thiện hay ác của chúng ta.
Trước lúc khởi sự làm bất cứ công việc gì, mọi người đều có chánh kiến đều không quan trọng vấn đề coi ngày mà cần vận dụng chánh tư duy suy xét kỹ lưỡng để thấy việc mình sắp làm là đúng, lợi mình và lợi người. Vậy nên việc coi ngày hoàng đạo cũng dần trở thành một phong tục tập quán của người Việt.
V. Những việc cần làm trong ngày hoàng đạo
Ngày hoàng đạo được coi là một ngày đặc biệt và được cho là có năng lượng mạnh mẽ. Dưới đây là một số việc cần làm trong ngày hoàng đạo:
1. Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động quan trọng
Ngày hoàng đạo thường được xem là thời điểm thuận lợi để bắt đầu những dự án mới, ký kết hợp đồng hay làm những công việc quan trọng. Hãy lên kế hoạch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong ngày này để tận dụng năng lượng tích cực.
2. Tập trung vào công việc sáng tạo
Ngày hoàng đạo thường mang đến năng lượng sáng tạo và động lực cao. Hãy sử dụng ngày này để thể hiện sự sáng tạo của bạn, đặt ra ý tưởng mới và khám phá các cách tiếp cận độc đáo trong công việc.
3. Xem xét các quyết định lớn
Ngày hoàng đạo có thể là thời điểm thuận lợi để xem xét và đưa ra các quyết định lớn trong cuộc sống cá nhân hoặc sự nghiệp. Hãy tận dụng sự sáng suốt và trực giác của mình để đưa ra những quyết định có lợi trong ngày này.
4. Thực hiện các nghi lễ và cầu may
Đây cũng là dịp để thực hiện các nghi lễ và cầu may. Bạn có thể thực hiện các nghi lễ tôn giáo, thả bùa hay thực hiện các nghi thức cầu may theo truyền thống của dân tộc.
5. Chăm sóc sức khỏe và tâm trí
Ngày hoàng đạo cung cấp một lượng năng lượng tích cực, hãy sử dụng nó để chăm sóc sức khỏe và tâm trí của bạn. Tập thể dục, thiền định, đọc sách hay thực hiện các hoạt động giúp thư giãn và tái tạo năng lượng.
6. Tạo không gian linh thiêng
Hãy tạo không gian linh thiêng trong ngôi nhà của bạn bằng cách đốt hương, trang trí bàn thờ hoặc tạo một góc thiền để tận hưởng không gian yên bình và tinh thần tĩnh lặng.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn về một số ý nghĩa của ngày hoàng đạo. Đừng quên like và chia sẻ cho chúng tôi ý kiến của các bạn để bài viết của chúng tôi ngày càng hoàn chỉnh hơn. Cảm ơn đã theo dõi.
>> Xem thêm: Bát Chánh Đạo là gì? 8 con đường chuyển hướng sự giác ngộ trong bát chánh đạo