Bát chánh đạo được biết đến là con đường chuyển hóa tới sự giải thoát và an lạc trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bát chánh đạo là gì? Cùng tìm hiểu về bát chánh đạo qua bài viết dưới đây nhé!
I. Bát chánh đạo là gì?
Tại vườn Lộc Uyển, trong bài giảng pháp của mình Đức Phật đã nhắc đến Đạo đế – một trong bốn chân lý của Tứ Diệu đế. Theo đó, để giải thoát khỏi kiếp luân hồi, chứng ngộ được Đạo đế và bước từng bước đến cõi niết bàn thì cần phải tu tập theo Bát Chánh Đạo.
Bát Chánh đạo hay Bát Thánh đạo, Bát Chính đạo có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi. Giáo lý căn bản được đề cập trong Đạo đế. Con đường tám chi đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh ngữ, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,Chánh mạng và Chánh định.
II. Bát Chánh Đạo – Con đường chuyển hướng đến sự giác ngộ
Trong Phật giáo, tám chi trong bát chánh đạo thường được biểu tượng bằng hình vẽ một chiếc bánh xe có 8 nan hoa.
2.1 Chánh kiến
Chánh kiến là nhánh đầu tiên trên con đường giải thoát để tìm đến sự an lạc. “Chánh” tức là đúng đắn, là ngay thẳng. “Kiến” là nhận thức, là thấy, là sự nhận biết. Do đó, “Chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn hay sự sáng suốt của trí tuệ.
Vậy hiểu biết chân chánh có nghĩa là hiểu tất cả sự vật hiện hữu trên nhân gian đều do nhân duyên sinh ra. Mọi vật luôn biến đổi và không có gì là trường tồn. Nhận thức được việc có nhân quả và nghiệp báo. Nhận thức được sự hiện hữu của mọi người, của ta, của mọi vật tại thời điểm này. Nhận thức được vô thường, vô ngã khổ đau của vạn pháp…
Tìm hiểu các kiến thức khác về văn hóa Phật giáo:
>>> Khám phá 4 công dụng và ý nghĩa cây bồ đề trong phong thủy
>>> Om mani padme hum là gì? 4 ý nghĩa tường tận về câu niệm
2.2 Chánh tư duy trong bát chánh đạo là gì?
Chánh tư duy là suy nghĩ một cách đúng đắn, phù hợp với lẽ phải. Loại bỏ những ý tưởng hảm hại, tham lam, tàn bạo và ác độc đối với người khá. Ngược lại, phải luôn phát triển và trau dồi lòng thương người, vị tha. Học cách đối xử tốt với mọi người, phát khởi ý tốt đối với mọi chúng sanh. Nghĩ về những người đang chịu kiếp khổ cực và mang lại ý tốt để giải thoát khổ đau cho họ.
2.3 Chánh ngữ
Chánh ngữ là lời nói phải đúng với lẽ phải, chân thật. Vì lời nói luôn mang sức mạnh. Chúng có thể mang đến những điều tốt cũng có thể tạo ra sự hảm hại cho người nghe. Chúng ta thường nói những điều mình nghĩ, vì thế Chánh ngữ phải theo sau Chánh tư duy. Phải suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói bất kỳ điều gì: “Lời nói chẳng mất tiền mua /Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
2.4 Chánh nghiệp trong bát chánh đạo là gì?
Chánh nghiệp là sự phù hợp với lẽ phải trong các hành động. Đừng bao giờ mang suy nghĩ hãm hại bất cứ loài vật nào, bất cứ ai. Chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng trong mọi hành động của mình. Luôn suy nghĩ để không làm tổn hại đến nghề ghiệp, quyền lợi, địa vị, danh giá, tánh mạng và hạnh phúc của người khác. Ngoài ra, người theo đúng chánh nghiệp là người bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình. Luôn hành động vì lợi ích của mọi người, mọi vật. Là người thậm chí có thể hy sinh quyền lợi hay tánh mạng mình để giải thoát đau khổ cho người khác
2.5 Chánh mạng
Phật giáo thường khuyến khích con người bỏ bớt tài sản vì nó mang tính chất ràng buộc mình. Những thực chất cũng không có điều luật nào cấm tích trử tiền bạc hay các trang sức quý giá. Tất cả tùy thuộc nguồn gốc đem đến số tài sản đó. Theo truyền thống mà nói thì sự giàu sang có thể là dấu hiệu cho một nghiệp tốt lành. Dồi dào hơn về tài sản cũng là một trong những sự hỗ trợ để bạn có thể giúp đỡ người khác
2.6 Chánh tinh tấn trong bát chánh đạo là gì?
Chánh tinh tấn ý nói về kỷ luật tinh thần. Giúp bạn siêng năng, chú tâm hay kiên nhẫn để sử dụng sự cố gắng thích hợp giữa hai cực đoan: một là lười biếng, một là làm quá sức. Chánh tinh tấn là loại bỏ những tư tưởng, những thái độ không đúng đắn. Người theo đúng Chánh tinh tấn bao giờ cũng hăng hái sửa đổi mình. Quyết tâm phát triển hạnh lành và loại trừ điều ác
2.7 Chánh niệm
Chánh niệm mang ý nghĩa phải làm cho đời sống của chúng ta gắn liền với những thứ mà ta đang làm trong hiện tại. Ví dụ: khi đọc Kinh Phật thì chú tâm và kinh Phật; khi đang lái xe thì chú tâm vào việc lái xe…Chánh niệm giúp ta trở lại giây phút hiện tại, nhắc mình chú ý vào những những việc đang xảy ra trong hiện tại và tìmgiải pháp thích hợp cho nó
2.8 Chánh định trong bát chánh đạo là gì?
Chánh định có nghĩa là sự tập trung tư tưởng vào những điều tốt lành như sự vô thường của cuộc đời, lòng từ bi của con người. Tâm thần được coi như là một tấm gương dính bụi, Chánh định là thứ giúp ta lau chùi tấm gương để được sáng tỏ. Nói cách khác thì Chánh định giúp tâm thần được sáng tỏ. Sáng để nhìn sự vật như là nó hiện hữu trong thực tại.
Kết luận
Hy vọng những thông tin về bát chánh đạo hay lời dạy của Đức Phật trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bát chánh đạo là gì? Và cách tu tâm theo bát chánh đạo. Có thể thấy, 8 nhánh của con đường Bát Chánh Đạo đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu muốn tiến đến con đường hạnh phúc và an lạc, bạn cần thực hành Bát Chánh Đạo để rèn luyện thân, khẩu và ý của bản thân. Điều này là cốt lõi để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình một cách tốt nhất.