Tự do – Ngay từ khi sinh ra con người, con người được công nhận quyền tự do. Và ngày nay rất nhiều người nhiều quốc gia, dân tộc họ luôn mong muốn đạt được nó. Vậy sự tự do là gì, làm thế nào để đạt được điều đó trong tâm hồn? Hãy cùng Hành trình trầm hương tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
I. Vậy tự do thực sự là gì ?
Tự do thực sự xuất phát từ bên trong của mỗi chúng ta. Được hiểu là một sự độc lập trong nội tâm bên trong. Chúng ta cho phép bản thân là chính mình, biết lựa chọn điều gì là tốt nhất. Cảm thấy thoải mái nhất, dù trong một mối quan hệ nào đó, hoặc ngay cả khi ở một mình.
Chứ tự do không có nghĩa là, buộc bản thân phải ở một mình. Hoặc là phải ngưng mọi hoạt động lại, không ràng buộc, buông thả không quy tắc đều không phải sự tự do thật sự.
Ví dụ: khi bạn yêu một ai đó, có người nói bạn chung thủy sẽ làm mất tự do của bạn. Khá là buồn khi có người nói như vậy, và bạn lại cảm thấy rằng mình đang không bắt buộc. Bạn cảm thấy thoải mái khi chung thủy, bởi bạn cảm thấy đây là điều tốt. Vì thế bạn sẽ dễ dàng trả lời “không” với người đang tham khảo với bạn.
Đây là một khái niệm được dùng nhiều trong triết học. Dùng để chỉ tình trạng cá nhân không nằm trong sự ép buộc gò bó. Có nhiều cơ hội để hành động, thực hiện mọi việc theo đúng mong muốn của bản thân. Đây chính là tiền đề để sinh ra chủ nghĩa tự do, theo hướng ý thức hệ.
II. Phân loại các hình thức tự do
Qua thông tin về khái niệm của tự do ở phần trên, chúng ta đã có thể hình dung ra các cấp độ của nó. Từ đây sự tự do được phân loại thành các hình thức như sau:
– Chọn lựa quyết định : Mang tính cách bên trong nội tại, nghĩa là ở bên trong chủ thể. Bao gồm:
- Dạng thứ nhất là Thực hiện: muốn/không muốn.
- Dạng thứ hai là Định loại: muốn làm cái này/cái kia.
– Tương phản: Được phép lựa chọn điều tốt/xấu. Mọi sự lựa chọn của bạn đều cần lấy lương tâm làm trách nhiệm.
– Hành động: Mọi hoạt động xảy ra nằm ngoài chủ thể. Cần phải có sự tự nhiên, thong dong, không cưỡng ép. Có nhiều hình dạng khác nhau.
– Thể ký: Bạn có thể hành động, di chuyển mà không bị ngăn chặn, trói buộc bởi bất cứ thứ gì.
– Xã hội: Mọi hành động đều không bị lệ thuộc, ràng buộc bởi các phong tục xã hội.
– Luân lý: Nghĩa là bản thân sẽ không bị ràng buộc và áp lực bởi nghĩa vụ, bổn phận, hay các hình phạt/phần thưởng.
– Công dân: Nghĩa là người công dân được tự tự do hành động mà không bị pháp luật cấm đoán. Có quyền tham gia vào điều khiển công đoàn chính trị.
>> Khám phá nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục trạng thái vô cảm trong cuộc sống qua bài viết ‘Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục’ tại đây.
III. Làm thế nào để đạt được sự tự tại tâm hồn?
- Đầu tiên để đạt được sự tự do nội tâm, thì bắt buộc chúng ta phải độc lập, không lệ thuộc người khác. Trong tất cả mọi việc, đều hãy thật bình tĩnh, chủ động tiếp nhận nó. Mọi sự khen chê, tạo áp lực bên ngoài hãy kệ nó, không nên để tâm quá nhiều. Hãy giữ cho mình, để bản thân cảm thấy thoải mái, không bị vùi dập.
- Tuy nhiên tự do cũng cần bản thân phải ý thức mình cần bận tâm lo lắng đến tất cả. Chứ không phải bất cần đời, không để ý quan tâm bất cứ ai. Dù là bất cứ ai, hãy để tâm, lắng nghe và quan tâm mọi người xung quanh ta.
- Chúng ta cần có tình thương trong sự tự do đó. Giúp đỡ, cho đi yêu thương bằng sự chân thành của chính chúng ta. Nhưng không được lệ thuộc hóa quá bản thân vào nó. Hãy nhớ luôn phải giữ sự độc lập cho mình.
IV. Quyền tự do trong Chủ Nghĩa Xã Hội
- So với Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB) thì Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) phải tự do hơn. Bởi khi đạt được mức độ cao hơn thì mới có thể xuất hiện CNXH hiện thực.
>> Bạn quan tâm đến văn hóa thờ cúng của người Việt? Hãy xem 5 cách bài trí bàn thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng của người Việt tại đây.
V. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Hiện trạng
- Nước ta tuy đã được định hướng tiến lên CNXH, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của phong kiến, nên vấn đề tự do vẫn hạn chế. Để nhanh tiến tới CNXH Việt Nam phải cố gắng khắc phục hạn chế này. Và nếu cứ hạn chế điều này, chính là tự đánh mất cơ hội của chúng ta khi tiến lên CNXH.
- Hiện nay vẫn còn rất nhiều các quan niệm sai trái khi cho rằng tự do chính là theo kiểu TNCN ở phương Tây. Tuy nhiên thì nếu CNXH gò bó như vậy, thì chẳng muốn hướng tới nó cả. Đấu tranh giành quyền tự do luôn cần thiết, luôn là mục đích của mọi quốc gia trên toàn cầu. Nó chưa bao giờ là lạc hậu. Bởi chính nó phù hợp mọi quy luật, phù hợp với tâm lý, với bản thân con người. Và bản thân nó – đã là tất yếu.
2. Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là chính là mục đích của toàn bộ dân tộc. Phải có được nó mới có độc lập. Bởi bản chất của độc lập là giành sự tự do cho dân tộc và cho nhân dân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì”. => Và khi lập nước, Người đã đưa các thành tố “dân chủ” và “tự do” vào tên gọi của nước Việt Nam mới.
Bên trên là những chia sẻ của Hành trình trầm hương về sự tự do. Nếu thấy hay hãy like và share cho bạn bè của bạn nhé! Cảm ơn các bạn!
>> Hãy tìm hiểu thêm về ý nghĩa của chân thành và cách trở thành người chân thành qua bài viết ‘Chân thành là gì? 5 Biểu hiện và cách để trở thành người chân thành’ tại đây.