Việc thắp nhang là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Nén hương nhang được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường. Nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Đây cũng được xem là một trong những cách đốt vía được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người Việt.
I. Lịch sử của việc thắp nhang
Theo lịch sử ghi lại, việc thắp nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 trước Công Nguyên (tức là cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 sau Công Nguyên thì vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng Lữ đem nhang trầm hương sang Trung Quốc. Từ đó mà hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh. Sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng.
Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản. Tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt nhang. Sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17. Ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập cổ đại có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm khắc trên tường mô tả nghi thức này.
II. Khói hương trong tâm linh người Việt
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào. Và sống ở nơi đâu đều biết đến. Thắp nhang đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên. Cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ. Nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng. Hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một “ông” Phật sống ở trên bàn thờ
III. Tại sao mọi người thường thắp nhang số lẻ?
Người Việt Nam ta khi thắp hương thường hay chọn số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn như 2, 4, 6, 8. Theo lý giải của phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… Mang nhiều ý nghĩa may mắn. Số lẻ là số dương đem đến sự may mắn và số chẵn là số âm mang vận xui xẻo.
Buổi sáng người ta thường thắp một nén hương lên ông Thần Tài, ông Địa. Số 1 là số dương – ý chỉ là người sống thành tâm cầu thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành, may mắn. Vì vậy Số 1 thể hiện tấm lòng thành kính của người thắp và mong muốn lòng thành ấy đến được với các vị Thần Phật, Tổ Tiên.
IV. Sự đặc biệt của thắp nhang đối với quê hương Việt Nam
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam .
Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu. Là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh… Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan. Mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu.
V. Những lưu ý khi thắp nhang trầm hương
1. Cần có lời cầu khấn
Lúc dùng nhang Trầm Hương thắp lên ở đình miếu, chùa chiền thì có khói hương tỏa ra như là một sợi dây vô hình giúp chúng ta có thể bày tỏ nguyện vọng tâm tư của mình để cầu xin điều gì đó. Vì thế cần phải khấn vái để thần linh chứng giám và phù hộ.
2. Cần phải có thành ý
Ngoài ra khi dùng nén nhang trầm hương để thắp cũng chính là lúc chúng ta thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Vì vậy hãy tập trung vào việc đốt hương và cầu khấn. Không nên vừa thắp hương lại làm nhiều việc hay chuyện trò vui vẻ cũng không nên.
>>>Bên cạnh nhang trầm hương, nguyên liệu cấu thành chúng cũng có nhiều điều cần lưu ý. Tìm hiểu ngay Trầm hương là gì? Đặc điểm, công dụng và phân biệt các loại trầm
VI. Các loại nhang trầm hương phổ biến hiện nay
Nhang trầm hương có tăm với thành phần được làm từ bột gỗ của những cây trầm hương hội tụ linh khí đất trời. Qua hàng chục năm nên mang nhiều năng lượng tốt phù hợp trong việc thắp hương, xông nhà, cúng bái…
Nhang nụ trầm hương có hình dạng nụ, hình chiếc nón, hình trụ kích thước không quá lớn, rộng và ngắn, không thường được dùng trong thờ cúng, cúng bái. Ngược lại là loại nhang nụ trầm hương dùng phổ biến trong xông nhà. Thác khói trầm hương từ nhang hương nụ là thú chơi tao nhã của giới mộ điệu trầm hương. Thắp trong non bộ, tiểu cảnh mini để tạo thành thác khói trầm hương đẹp và ý nghĩa.
Nhang khoanh trầm hương. Thiết kế phổ biến như hương vòng tuy nhiên với loại này có ưu điểm vượt trội hơn từ nguyên liệu làm hương. Có thể hoàn toàn từ trầm hoặc kết hợp với hơn 60 loại thảo mộc khác nhau. Tương tự như nhang nụ trầm hương, loại vòng này cũng được sử dụng là cách đốt vía, xông nhà, xông hơi, làm sạch, tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc.
>> Tham khảo thêm:
Trầm hương đốt có tác dụng gì? 5 CÔNG DỤNG tuyệt vời của việc xông trầm
Đặc tính của nhang nụ trầm hương? 3 cách sử dụng nụ trầm hương phổ biến nhất hiện nay