Mỗi người sinh ra đều sở hữu cho mình một cung mệnh riêng. Trong ngũ hành, Thạch Lựu Mộc là 1 trong 6 nạp âm của hành Mộc. Dựa vào cung mệnh này bạn có thể dự đoán phần nào về tính cách, vận mệnh tương lai. Vậy cụ thể mệnh Thạch Lựu Mộc có ý nghĩa như thế nào? Hợp màu gì? Hợp mệnh nào? Hãy cùng Hành Trình Trầm Hương tìm hiểu nội dung bài viết cụ thể dưới đây nhé!
I. Tổng quan về Thạch Lựu Mộc:
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Mộc gồm 6 nạp âm:
- Tang Đố Mộc (cây dâu tằm)
- Tùng Bách Mộc (cây tùng già)
- Dương Liễu Mộc (cây dương liễu)
- Đại Lâm Mộc (cây trong rừng)
- Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng)
- Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
– Thạch Lựu Mộc chính là tên gọi dùng để định nghĩa cho mọi loài cây, loài cỏ sống trên mặt đất. Đây chính là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, kèm với đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại những sức mạnh phá hoại khác. Thạch Lựu Mộc là cây lựu đá. Giống lựu đá cây dù thấp nhưng lại rất bền bỉ. Ngoài việc cho ra quả, sức sống cao, bền bỉ thì gỗ còn khá cứng, gốc cây có hình dạng hơi đặc biệt nên người ta trồng nó để làm cảnh.
– Ngay cả dùng dao búa cũng không đốn ngã được Thạch Lựu Mộc bởi loại cây này rất cứng cáp. Những người mệnh này chắc chắn sẽ là một người quang minh, đáng tin cậy nếu mệnh là sao trung kiên. Tính cách họ sẽ can trường hơn người, dám làm dám chịu nếu mệnh mang sao gan dạ. Sẽ trở thành kẻ ngoan cố, rất khó có thể cảm hóa nổi nếu mệnh mang sao thiếu trí tuệ.
1. Thạch Lựu Mộc là gì?
- “Thạch” có nghĩa là đá, “lựu” là cây lựu, tên của một loài cây, còn “mộc” là gỗ hay các loài thực vật. Như vậy nghĩa của Thạch Lựu Mộc là cây lựu đá.
- Giống lựu đá cây dù thấp nhưng lại rất bền bỉ, có thể sinh trưởng ở vùng núi đá như táo, lê ở Hà Giang. Ngoài việc cho ra quả, sức sống cao, bền bỉ thì gỗ còn khá cứng, gốc cây có hình dạng hơi đặc biệt nên người ta trồng nó để làm cảnh.
- Cả hai tuổi thuộc Thạch Lựu Mộc là Tân Dậu và Canh Thân đều ít nhạy bén trước những biến động, tư tưởng cũng ít khi thay đổi. Những người Thạch Lựu Mộc có bản tính lương thiện, chăm chỉ, chịu khó, tài vận hanh thông, thông minh, lanh lẹ, khả năng giao tiếp giỏi.
2. Sinh năm nào?
– Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc đặc trưng này là những người tuổi Canh Thân và Tân Dậu. Trong đó:
- Canh Thân: Những người sinh năm 1860, 1920, 1980, 2040. Mệnh Nam thuộc Khôn Thổ, mệnh nữ thuộc Tốn Mộc
- Tân Dậu: Những người sinh năm 1861, 1921, 1981, 2041. Mệnh Nam thuộc Khảm Thủy, mệnh nữ thuộc Khôn Thổ.
– Trước những biến động, Cả hai tuổi thuộc Thạch Lựu Mộc là Tân Dậu và Canh Thân đều ít nhạy bén, tư tưởng cũng ít khi thay đổi. Những người thuộc nạp âm này có bản tính hiền lành, siêng năng, kiên trì, tài vận có nhiều may mắn, khả năng giao tiếp giỏi, tháo vát, hoạt bát.
3. Tổng quan tử vi:
Sự nghiệp:
- Đa phần những ai sở hữu mạng Thạch Lựu Mộc thường đa tài và giỏi hơn người. Cây thạch lựu trên thực tế thì có thể vừa ăn trái và có thể vừa dùng để làm cảnh được.Cơ hội thành công, trở nên sang giàu, phú quý đối với họ khá cao dù theo bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, bởi mạng nạp âm này nắm trong mình Lộc Cách mà trong 10 thiên can chỉ có bốn chi Giáp, Ất, Canh, Tân là được hưởng mà thôi, bên cạnh đó họ còn có tài, có tâm, lại kiên cường vươn lên không biết mệt mỏi.
Tình cảm:
- Trong tình cảm, người mang mệnh Thạch Lựu Mộc là những người theo đuổi tự do, họ tin vào tình yêu. Do đó, họ sẽ yêu những người mang lại cảm xúc đặc biệt cho họ. Họ yêu thoải mái, không màng tới kết quả, cháy hết mình khi yêu ai đó say đắm. Trong hôn nhân, người mang mệnh này cũng là một người vợ, người chồng lý tưởng. Luôn hy sinh cho vợ hay chồng, con cái của mình.
4. Đặc điểm tính cách:
- Những người mang nạp âm Thạch Lựu Mộc là những người đa tài, giỏi nghệ thuật, giỏi văn chương. Họ rất thích yêu thích cái đẹp. Đa số những người mang mệnh này đều là những người giàu chí tiến thủ, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Họ dễ thích nghi và đem lại lợi ích cho mọi người.
- Những người mệnh này có tính cách đa dạng, đa phương diện. Họ có tính ôn hòa, điềm tĩnh, có lòng yêu thương cao cả, biết chia sẻ giúp đỡ người khác. Bản chất của những người mệnh này là từ cây cối nên ưa hiền lành, nhân ái, thích làm những việc tốt đẹp.
- Thạch Lựu là loại cây có sự bền bỉ mãnh liệt, thường sinh trưởng ở những vùng đất khô cằn nên có sức mạnh phi thường. Họ thường có lối sông kiên định và cứng rắn, giàu sự nghị lực.
- Người thuộc Thạch Lựu Mộc là người có tính cách, phẩm chất nhân hậu, lượng thiện, yêu thương và có sự cảm thông.
II. Người Thạch Lựu Mộc hợp màu gì? Mệnh gì?
1. Mạng thạch lựu mộc hợp màu gì
Màu hợp:
- Theo ngũ hành tương sinh, Thạch Lựu Mộc sẽ hợp với màu đen, xanh dương thuộc mệnh Thủy, bởi lẽ Thủy sinh Mộc. Ngoài ra, nạp âm này cũng hợp với màu xanh lục thuộc mệnh Mộc, vì Mộc và Mộc tương hợp. Lựa chọn những màu này sẽ mang tới hạnh phúc, may mắn và thành công.
Màu không hợp:
- Theo ngũ hành tương khắc, mệnh Thạch Lựu Mộc không hợp với màu sắc thuộc mệnh Kim như xám, bạc, trắng vì Kim khắc Mộc. Không hợp với các tông màu thuộc mệnh Thổ như vàng, nâu đất vì Mộc khắc Thổ. Nếu sử dụng những màu này sẽ không mang lại may mắn, khiến cho người mang nạp âm này thường xuyên gặp phải chuyện đen đủi, không hút được tài lộc.
Khám phá cách tạo điểm nhấn phong thủy cho ngôi nhà của bạn bằng cách lựa chọn đúng màu sắc và vật phẩm phù hợp với mệnh Mộc. Xem thêm >> Bảng màu hợp mệnh mộc mới nhất
2. Hợp với mệnh nào?
-
Hải Trung Kim:
Nước biển mặn chát, hàm lượng kim loại lại cao chính là kẻ thù của các loài thực vật. Thạch Lựu Mộc dù kiên cường, nhưng sẽ bị ức chế sự sinh trưởng, phát triển, khô héo và úa vàng. Vì vậy hai nạp âm này kết hợp sẽ hình khắc mạnh.
-
Lư Trung Hỏa:
Cây lựu gỗ tốt, là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này vô cùng cát lợi.
-
Đại Lâm Mộc:
Hai loài thảo mộc cùng tranh giành nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng, kẻ yếu hơn sẽ chịu thiệt nên hai mệnh này gặp nhau không hòa hợp.
-
Lộ Bàng Thổ:
Mộc khắc Thổ, đất ven đường đi bị hư hại kém bền vững khi gặp cây lựu gỗ. Nên hai mệnh này kết hợp nhau dẫn đến cục thất bại, bi thương, sầu thảm.
-
Kiếm Phong Kim:
Cây cối có hình khắc mạnh, dưới uy lực của Kiếm Phong Kim các loài thảo mộc đều bị đứt lìa.
-
Sơn Đầu Hỏa:
Mộc sinh Hỏa, gỗ cây lựu khi gặp đám cháy sẽ giúp đám cháy quang huy rực rỡ, nhưng sau đó cũng thành tro bụi. Chưa kể Thân Hợi hình, Dậu Tuất hình, nên cuộc gặp gỡ này thường không có cát lợi.
-
Giản Hạ Thủy:
Mạch nước ngầm tốt cho cây cối, cây lựu sống ở chỗ khô cằn, gặp nguồn nước mạch này quý giá vô cùng, cây sinh trưởng tốt, đơm hoa, kết trái. Hai nạp âm này gặp nhau sẽ có viễn cảnh tốt đẹp.
-
Thành Đầu Thổ:
Không mang lại cát lợi vì hình khắc, Dần – Thân và Mão – Dậu xung khắc nhau.
-
Bạch Lạp Kim:
Hai nạp âm này không có mối quan hệ, nhưng khắc nhau vì Kim – Mộc xung khắc.
-
Dương Liễu Mộc:
Cây dương liễu thường được trồng làm cảnh với cây lựu, nên hai người thường gắn bó, mật thiết, không nên tách rời nhau.
-
Tuyền Trung Thủy:
Nguồn nước mát ngọt giúp cho cây sinh trưởng tốt. Hai nạp âm này kết hợp lại nhau sẽ tạo nên sự sống, màu xanh, hoa thơm, trái ngọt.
-
Ốc Thượng Thổ:
Hai nạp âm không liên hệ gì nhau. Có hình khắc nhẹ vì Mộc và Thổ khắc nhau.
-
Tích Lịch Hỏa:
Đại lợi, vì cây nhỏ, lại có thêm dưỡng chất sinh sôi và sét không đánh những loại cây nhỏ nên sự kết hợp này rất tốt đẹp. Người mệnh Mộc có tính cách ôn hòa, điềm tích có thể bổ sung, dung hòa nhau.
-
Tùng Bách Mộc:
Mối quan hệ tương hòa, hai bên cùng có lợi, khí chất tương đồng.
-
Trường Lưu Thủy:
Bản thân cây lựu là giống cây thân rắn không cần nhiều nước, gặp dòng đại thủy trôi nổi không xác định phương hướng. Sự kết hợp này cả hai đều không có lợi.
-
Sa Trung Kim:
Các mỏ khoáng sản không giúp cây phát triển tươi tốt. Thảo mộc ở khu đất có mỏ kim loại tiềm ẩn khó phát triển, sống được là quá tốt. Vì vậy hai nạp âm này gặp nhau sẽ không có được thành công.
-
Sơn Hạ Hỏa:
Đám cháy bùng lên mạnh mẽ, cây cối tan thành tro bụi, nên Thạch Lựu Mộc gặp Sơn Hạ Hỏa sẽ không thể thành đại sự.
-
Bình Địa Mộc:
Các cây thân mềm ở đồng bằng có sức sống kém hơn, nhưng nó thúc đẩy giúp cây lựu vươn lên để giành lấy ánh sáng. Cuộc gặp này có tính chất tương hòa, lại kích thích sự phát triển nên rất cát lợi.
-
Bích Thượng Thổ:
Hai sự vật này tương khắc nhau về lý luận. Khi rễ, cành lá của cây lựu xâm hại, tường nhà sẽ không còn bền vững và kiên cố. Hai nạp âm này không nên kết hợp với nhau, vì hình khắc mạnh.
-
Kim Bạch Kim:
Không tương tác, chúng hình khắc nhau theo thuộc tính Kim – Mộc và xung khắc về địa chi Dần – Thân, Mão – Dậu.
-
Phúc Đăng Hỏa:
Hai sự vật này không tương tác nhau, nhưng lại hợp về thuộc tính Mộc sinh Hỏa, bản thân các địa chi Thìn, Tị, Thân, Dậu tam hợp hoặc nhị hợp. Nên hai mệnh này gặp nhau sẽ làm nên đại sự.
-
Thiên Hà Thủy:
Nước mưa tốt cho cây cối, nên khi gặp nhau cây cối tất xanh tươi, đơm hoa, kết quả. Hai mệnh này gặp nhau sẽ có kết quả vẻ vang, ngọt ngào.
-
Đại Trạch Thổ:
Hai mệnh này khắc nhau về nguyên lý, nhưng đất cồn bãi là nơi trồng cây rất tốt, ngoài các can Mậu, Kỷ (Thổ) sinh Canh, Tân (kim) nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ đại cục sung túc, phát đạt.
-
Thoa Xuyến Kim:
Hai sự vật này khắc nhau về thuộc tính, các chi Thân – Dậu, Tuất – Hợi lại hình hại nhau. Vì vậy hai nạp âm này gặp nhau sẽ không cát lợi.
-
Tang Đố Mộc:
Hai mệnh Mộc tương hòa, cây dâu và cây lựu đều do con người trồng, nên dù không cùng họ thì cũng là hàng xóm láng giềng. Các chi Thân – Tý, Dậu – Sửu tam hợp nên hai mệnh này gặp nhau sẽ rất tốt đẹp.
-
Đại Khê Thủy:
Nước chảy mạnh, cây trôi nổi, các chi Dần, Mão xung khắc với các chi Thân, Dậu. Hai nạp âm này gặp nhau thì khắc như nước với lửa.
-
Sa Trung Thổ:
Mộc khắc Thổ theo quy luật, nhưng trên thực tế cây lựu có thể sinh trưởng ở loại đất này. Các chi Thìn, Tị nhị hợp hoặc tam hợp với Thân, Dậu.
-
Thiên Thượng Hỏa:
Hai nạp âm này gặp nhau sẽ cát lợi, tốt đẹp, cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Cây cối mừng rỡ có ánh dương quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.
-
Thạch Lựu Mộc:
Đại cát đại lợi, trở thành vườn cây có nhiều loại trái cây ngon lành cho loài người.
-
Đại Hải Thủy:
Cây cối trôi nổi, phiêu diêu và tàn lụi.
>> Khám phá ngay Mệnh Mộc đeo đá màu gì? Top các vật phẩm may mắn dành rieng cho mệnh Mộc
III. Thạch Lựu Mộc hợp hướng nào?
Ngũ hành và phương vị (hướng theo ngũ hành) như sau:
- Hành Thủy: hướng Bắc
- Hành Mộc: hướng Đông, Đông Nam
- Hành Hỏa: hướng Nam
- Hành Thổ: vị trí Trung Tâm, Đông Bắc, Tây Nam
- Hành Kim: hướng Tây, Tây Bắc
Dựa vào quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành, khi làm nhà, làm bếp hay đặt bàn làm việc, người mệnh Mộc hợp với hướng chánh Bắc và hướng chánh Đông (hướng bản mệnh của Mộc) sẽ cát lợi hơn, mang lại nhiều may mắn hơn cho bản thân. Người thuộc mệnh Mộc cần tránh hướng chính Tây và chính Nam.
Trên đây là những chia sẻ về xem phong thủy mệnh Thạch Lựu Mộc giúp bạn có được những cơ hội để tìm hiểu những cung mệnh hợp với tuổi cũng như chọn màu sắc, nghề nghiệp hợp với mệnh Thạch Lựu Mộc. Bài viết này sẽ giúp bạn tính toán chính xác bản thân thuộc cung mệnh gì trong ngũ hành âm dương. Hành Trình Trầm Hương chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
>> XEM THÊM
- Người mệnh mộc hợp hướng nào? 2 hướng đại kỵ cho gia chủ mệnh Mộc