Nhiều người than thở rằng, tại sao cuộc sống lại toàn buồn phiền, căng thẳng và bất công. Phải chăng những trắc trở mà chúng ta gặp trong cuộc sống chính là nghiệp của kiếp trước. Vậy nghiệp từ đâu mà ra. Chính là từ quy luật nhân quả. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu về cội rễ ý nghĩa của luật nhân quả. Để từ đó, con người hiểu thêm về quy luật vận hành của đời người và sống tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I. Quy luật nhân quả là gì?
– “Nhân” và “Quả”. Nếu làm lành thì sau này sẽ hưởng một quả báo lành, an vui và hạnh phúc. Ngược lại, nếu làm việc ác thì quả báo đau khổ, trầm luân sẽ không thể nào tránh khỏi.
– Quy luật nhân quả nếu theo cách hiểu đơn giản đó chính là nguyên nhân gây ra như thế nào thì sẽ nhận được kết quả tương xứng với nguyên nhân ấy.
– Đây là quy luật có từ lâu và cơ bản nhất trong lịch sử, có thể là trước khi cả loài người được tạo ra. Nhưng nó chỉ được nhận ra khi con người phát triển qua rất nhiều giai đoạn.
– Dù khoa học vẫn chưa thể chứng minh được là quy luật này có đúng hay không. Nhưng chúng ta đều có thể nhận ra được nó trong cuộc sống của chúng ta, ở xung quanh chúng ta hay trong cuộc sống của những người khác.
– Theo cách hiểu của bản thân, với mỗi một nguyên nhân mà chúng ta gây ra với một đối tượng nào đó, thì hậu quả của nó có thể xảy ran gay lập tức. Cũng có thể là rất lâu sau này hoặc cũng có thể là tới các đời con cháu sau này…
II. Ý nghĩa các quan niệm về quy luật nhân quả
1. Quy luật nhân quả trong cuộc sống
Theo quan niệm này thì ngay từ khi sinh ra cho đến lúc chết, quy luật nhân quả đã sắp xếp từ trước, chứ không phải như chúng ta nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên đời này đều là ngẫu nhiên. Bệnh tật hay tai nạn nặng hay nhẹ đều do nhân quả của người đó, chính họ đã tạo ra ác pháp nên nó sắp xếp vào ngày, giờ, tháng, năm để người đó trả không bao giờ sai. Vì vậy, ai gây ra nhân nào thì phải gặp quả nấy không thể trốn chạy.
Nhân quả của mỗi người là do họ làm ra chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống hay do người khác ban giáng nhân quả cho họ. cho nên nếu một người thông suốt nhân quả thì mọi việc họ làm đều phải cẩn thận tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng xem việc đó ác hay thiện, nếu việc làm đó là thiện thì sẽ không gây hại gì cho mình, cho người khác, còn ngược lại là ác pháp.
Theo đó, trên đời này chỉ có làm lợi ích và đem lại nguồn vui cho mọi người thì chúng ta vui vẻ cứ làm.
2. Quy luật nhân quả trong triết học
Triết học cho rằng, nhân quả là một hình thức của mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau phổ biến nhất, tất yếu và vốn có của sự vật, hiện tượng và quá trình. Trong lịch sử triết học, tính nhân quả luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nói chung, chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính nhân quả khách quan. Còn chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính nhân quả như sau:
Mỗi hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều bị chế ước bởi một hay nhiều nguyên nhân nhất định. Nhân và quả đểu ở trong những mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nhân sinh ra quả nhưng quả không thụ động. Nó tác động lại nhân đã sinh ra nó và đồng thời là nhân để sinh ra quả khác, tạo thành một chuỗi nhân quả vô hạn.
Tính khách quan của mối quan hệ nhân quả trong triết học được biểu hiện cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất đánh giá tính khách quan của mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.
Tìm hiểu các kiến thức khác về văn hóa Phật giáo:
>>> Thờ 8 vị Phật theo tuổi ứng với 12 con giáp
3. Quy luật nhân quả trong Phật giáo
Đạo Phật chứng minh luật nhân quả không chỉ trong phạm trù vật chất, mà còn trong cả phạm vi tinh thần. Trong suốt một thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai mà theo Đạo Phật thì đó là “ luân hôi”. Nói cách khác, luân hồi chính là nhân quả liên tục trong phạm vi tinh thần.
Theo Đạo Phật, Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật.
Một nhân không thể tác thành nên kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác.
Nhân thế nào thì quả thế nấy, hay nói cách khác, muốn ăn cam thì phải gieo hạt cam, muốn ăn đậu thì phải gieo đậu, chứ không thể nào trồng cam lại thu được đậu. Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai. Cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ.
Sự biến chuyển từ nhân thành quả có khi mau khi chậm, chứ không phải lúc nào cũng diễn biến trong một thời gian đồng đều.
III. Hiểu về quy luật nhân quả để có cuộc sống tích cực
– 12 Quy luật nhân quả để có cuộc sống tích cực.
1. Quy luật số 1
- Gieo nhân nào, gặt quả nấy.
- Mọi hành động của bạn đều để lại hậu quả, tốt hay xấu, tức thời hay lâu dài về sau.
- Cách duy nhất để có cuộc sống hạnh phúc là bạn cũng phải mang hạnh phúc tới cho cuộc sống.
2. Quy luật số 2
- Bạn muốn đạt được gì thì phải thật sự bắt tay vào làm.
- Phép màu không tự nhiên xuất hiện. Bạn phải bắt tay thực hiện thì phép màu mới xảy ra.
- Những gì xoay quanh bạn rồi cũng sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, điều bạn nên làm là sống với những điều mình thật sự muốn.
3. Quy luật số 3
- Để thay đổi thực tại, trước tiên bạn phải học cách chấp nhận thực tại.
- Nếu chỉ chăm chăm vào những mặt tiêu cực, bạn sẽ mãi mãi bỏ lỡ nhiều điều tích cực, tươi vui trong cuộc sống.
4. Quy luật số 4
- Thay đổi bản thân là chìa khóa cho mọi thay đổi tích cực.
- Nếu muốn cải thiện cuộc sống, điều đầu tiên bạn phải thay đổi là chính bản thân mình, chứ đừng cố thay đổi con người hay môi trường xung quanh.
- Chúng ta chỉ có toàn quyền kiểm soát với bản thân mình, đừng áp đặt điều ấy lên người khác.
5. Quy luật số 5
- Cuộc sống của bạn là tập hợp mọi hành động của chính bạn.
- Trách nhiệm là thứ tạo nên bản lĩnh của một con người.
- Nếu bạn rủ bõ hay trốn tránh mọi trách nhiệm của bản thân. Bạn chỉ có thể sống cuộc đời vô vị của một kẻ hèn nhát.
6. Quy luật số 6
- Mọi thứ trong vũ trụ đều có mối quan hệ tương sinh với nhau.
- Mọi thứ trong cuộc sống, dù lớn hay nhỏ, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- Bước khởi đầu và bước kết thúc đều có ý nghĩa quan trọng như nhau, bạn sẽ cần cả hai để đạt được thứ mình muốn.
7. Quy luật số 7
- Một người không thể ưu tiên 2 chuyện cùng một lúc.
- Một người không thể cùng lúc suy nghĩ đến hai chuyện, và đều hoàn thành tốt cả hai.
- Nếu toàn tâm toàn ý nghĩ đến những chuyện có ích, tâm trí bạn sẽ không bị vướng bận bởi lòng tham, đố kị, sợ hãi…
8. Quy luật số 8
- Niềm tin chỉ đơn thuần là niềm tin, cho đến khi bạn thật sự hành động.
- Những điều bạn tin tưởng, bạn phải chuyển hóa chúng thành hành động.
- Sẽ có lúc cuộc sống yêu cầu bạn phải chứng minh niềm tin của mình. Khi ấy hãy đừng ngần ngại và lo sợ.
9. Quy luật số 9
- Quá khứ sẽ lặp lại, nếu bạn chỉ biết than thở.
- Những sai lầm trong quá khứ sẽ tự động lặp lại, nếu bạn không làm gì để thay đổi hiện tại.
- Năng lượng từ những suy nghĩ tích cực chính là chìa khóa giúp bạn không đi vào vết xe đổ của chính mình.
10. Quy luật số 10
- Hiện thực là một món quà, hãy trân trọng nó.
- Quá khứ là một bài học. Tương lai là một bí ẩn, nhưng Hiện tại là một món quà bạn nên trân quý.
- Nếu quá đắm chìm trong hào quang hay ám ảnh quá khứ, bạn sẽ không thể nào tiến xa hơn được.
11. Quy luật số 11
- Kiên nhẫn và kiên định – 2 chìa khóa đến với thành công.
- Niềm vui thật sự sẽ xuất hiện khi bạn toàn tâm toàn ý làm việc mình muốn. Và biết rằng thành quả sẽ đến vào lúc phù hợp nhất.
- Nhẫn nại, kiên trì sẽ đưa bạn đến đích, trong khi sự hấp tấp sẽ đưa bạn tiến nhanh hơn ra xa khỏi cái đích ấy.
12. Quy luật số 12
- Bỏ nhiệt huyết vào từng hành động, rồi bạn sẽ đạt được thành quả tương xứng.
- Thành quả cuối cùng sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu nó không đóng góp vào sự phát triển của bản thân bạn và môi trường xung quanh.
- Giá trị thực sự của mỗi hành động nằm ở nhiệt huyết, năng lượng tích cực mà bạn đã đặt vào đó.
Mỗi một tôn giáo, mỗi ngành khoa học hay chính mỗi con người đều có một giáo lý riêng về quy luật nhân quả. Để giải thích cuộc sống, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi lại dựa trên ước mơ khao khát của con người. Có người thì tin vào nhân quả, có người thì phủ nhận. Và cho rằng mọi viêc đều là ngẫu nhiên hay do người khác an bài. Để có cái nhìn chính xác thì mỗi chúng ta đều phải tìm hiểu, nghiên cứu mọi vấn đề. Để có cái nhìn tổng thể và rút ra những lý luận cho riêng mình. Có thể là phủ nhận hay thừa nhận quy luật nhân quả. Nhưng dù là gì thì ta đều có thể thấy được nó hiện diện quanh ta.