Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm ở trong khu di tích văn hóa lịch sử và được biết đến bởi phong cảnh hữu tình, huyền thoại tại tây Ninh.
I. Núi Bà Đen – “nóc nhà Đông Nam Bộ”
1. Thông tin cơ bản về Núi Bà Đen
Núi Bà Đen nằm ở phía đông bắc của thành phố Tây Ninh, thuộc địa phận của xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố khoảng 11km. Với diện tích 24 km², cao 986m, có hệ thống chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang đã thu hút số lượng lớn khách du lịch tới thăm. Nhìn xa xa, ngọn núi giống như chiếc nón lá khổng lồ nằm úp xuống cánh đồng bao la.
2. Tại sao lại gọi là Núi Bà Đen?
Núi Bà Đen gắn với một câu chuyện li kì. Đó là vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên – một quan trấn nhậm Trảng Bàng – và ái thê là Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một hôm đi lên núi, nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp. Khâm phục tài đức của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Thật không may, khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về, Thiên Hương một lần nữa lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp. Để giữ đức hạnh và tình nghĩa với vị hôn phu, nàng đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa ở trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Cũng từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và đã lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng.
II. Sự tích hành hương núi Bà Đen
1. Sự tích bốn lần báo mộng
Lần báo mộng thứ nhất
Thiên Hương về báo mộng cho vị sư Trí Tân, trong hình dáng một người phụ nữ với diện mạo màu đen sẫm kể lại sự tình: “Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, đã phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu ở kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên vẹn, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam để tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.”
Vị hòa thượng đã theo lời báo mộng và lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư trụ trì gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính.
Lần báo mộng thứ hai
Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, đã phải chạy đến Trảng Mang Chà. Khi nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh đã sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách để thoát nạn. Thiên Hương đã báo mộng, mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho quân binh.
Lần nhập xác hiển linh thứ ba
Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai của Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu thực hư và đã hứa dâng sớ về triều phong chức ngay cho cô gái họ Lý này nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật.
Cô gái họ Lý bèn nhập vào xác một đứa con gái, nói rằng: “Hồn của Thượng Quốc sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của Thượng Quốc sẽ bị hành hạ”.
Lê Văn Duyệt liền nói rằng: “Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai của mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng mà thôi”.
Lần báo mộng thứ tư
Năm 1956, Nguyễn Văn Hảo – một nhà giáo có uy tín ở địa phương được một người phụ nữ đen đúa báo mộng cho biết rằng bà chính là Linh Sơn Thánh Mẫu. Bà nói ông Hảo đến chùa Phước Lâm sẽ gặp bà? Ông Hảo nửa ngờ nửa tin nhưng vẫn đến gặp vị sư trụ trì chùa Phước Lâm. Ông Hảo vừa kể xong câu chuyện nằm mơ cho vị sư thì được xác nhận: “Có một người lính Nhật đã bí mật giao cho tôi bức tượng trước khi về nước. Không ai biết chuyện này?”
Ngay sau khi phát hiện ra bức tượng đồng Bà Đen được cất giấu ở chùa Phước Lâm, vị Trụ trì của chùa Phước Lâm – nhà sư Nguyên Chất cùng nhà giáo Nguyễn Văn Hảo và bạn bè lên núi xây cất lại nơi thờ Bà và đặt tên là Linh Sơn Tự.
Năm 1975, đệ tử đời sau của sư Nguyên Chất ni sư Diệu Nghĩa đã xây lại chùa và đặt tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự.
2. Luật bất thành văn: Hành hương núi Bà Đen Tây Ninh cấm không được kêu…mệt
Vào khoảng trước năm 1975, du khách muốn lên chùa phải leo trèo suốt nửa ngày mới đến nơi qua những tảng đá dưới những tán rừng đầy thú dữ . Thuở đó, việc đi viếng Bà là cả một chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm. Mặc dù thế nhưng danh tiếng linh thiêng, khách thập phương vẫn lũ lượt leo núi viếng Bà vào rằm tháng Giêng (âm lịch) hàng năm
Hồi đó, có một giao ước bất thành văn rằng: Khi leo núi cấm thốt lên tiếng “mệt”. Những đoàn người leo núi, thỉnh thoảng hỏi nhau câu: “Mệt không?” thì cả đoàn đi phải đồng thanh hô lớn là: “Khỏe!”. Tiếng hô “khỏe” được lan truyền từ người mới đến chân núi cho đến người leo đến gần Điện Bà thành là một thứ âm thanh vang dội núi rừng. Việc hô “khỏe” của các đoàn người leo núi có nhiều lợi ích như khích kệ tinh thần quyết tâm vượt qua cơn mệt nhọc; giúp các thành viên của đoàn không lạc nhau hoặc giúp xua đuổi thú dữ
III. Chinh phục Núi Bà Đen – “Nóc nhà Đông Nam Bộ”
1. Những điều cần chú ý khi leo núi Bà Đen
Sẵn sàng về thể lực và tâm lý
Trước khi đi leo núi Bà Đen, bạn hãy tập luyện cơ thể bằng các bài tập sức bền như chạy bộ, kiễng chân…, khoảng một giờ mỗi ngày. Bằng cách này, cơ thể của bạn sẽ quen dần với cường độ vận động cao, hạn chế được những chấn thương không đáng có.
Có một đôi giày tốt
Bạn nên sử dụng những loại giày thể thao chuyên dụng cho trekking, và chọn những đôi có phần đế gai dễ bám trụ trên dốc đá. Bạn đừng quên mang cho mình một đôi vớ thật dày nữa nhé.
Chuẩn bị trước nước uống, đồ ăn và thuốc
Nên mang đồ ăn khô để chống đói trong suốt chuyến đi và cần nhớ là mang thêm nước. Nếu tự tin về thể lực của mình thì bạn có thể mang theo đồ ăn và đồ dùng để tổ chức bữa tiệc nướng BBQ lúc cắm trại. Trải nghiệm này rất là “chill” luôn đó.
Ngoài mang theo đồ ăn, nước uống thì thuốc là một phần không thể thiếu. Nào là thuốc cảm, thuốc tiêu hoá, thuốc giảm đau, đồ sơ cứu hay thuốc chống muỗi dạng xịt cũng là người bạn hữu ích, giúp bạn tránh khỏi sự đe dọa của đội quân muỗi hùng hậu hầu như lúc nào cũng muốn “ăn” bạn.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Đối với trang phục, bạn nên ưu tiên chọn những chiếc quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ và dễ dàng thấm hút mồ hôi, nên mang thêm một chiếc áo khoác và một bộ quần áo để thay nếu đi vào ban đêm. Mang theo giấy tờ tùy thân, áo mưa, đèn pin, pin sạc dựng phòng, lều bạt, túi ngủ, giấy vệ sinh… để phù hợp nhất với lịch trình đi của bạn.
2. Cáp treo Núi Bà Đen Tây Ninh – Giá mới nhất 2023
Vé cáp treo lên chùa Bà | Giá vé | Giá vé VIP | |
Người lớn và trẻ em cao trên 1,4m | Khứ hồi | 233.000 VNĐ | 400.000 VNĐ |
Một lượt | 139.000 VNĐ | Không áp dụng | |
Trẻ em (cao từ 1m – 1,4m) | Khứ hồi | 148.000 VNĐ | 250.000 VNĐ |
Một lượt | 88.000 VNĐ | Không áp dụng | |
Vé cáp treo lên đỉnh Vân Sơn | Giá vé | Giá vé VIP | |
Người lớn và trẻ em cao trên 1,4m | Khứ hồi | 233.000 VNĐ | 400.000 VNĐ |
Trẻ em (cao từ 1 – 1,4m) | Khứ hồi | 148.000 VNĐ | 250.000 VNĐ |
Combo vé cáp treo lên đỉnh Vân Sơn + Buffet bữa trưa | Giá vé | ||
Người lớn và trẻ em cao trên 1,4m | 380.000 VNĐ | ||
Trẻ em ( cao từ 1 – 1,4m) | 253.000 VNĐ |
IV. Thời gian lý tưởng để đi núi Bà Đen Tây Ninh
Tuỳ theo cung đường đi mà thời gian leo núi Bà Đen sẽ dao động từ khoảng nửa ngày đến tận hai ngày. Bạn nên chọn giờ khởi hành vào lúc tờ mờ sáng (nếu muốn đi về trong ngày) và lúc chiều tối (nếu bạn muốn cắm trại qua đêm để săn mây). Hạn chế việc đi vào ban trưa vì thời tiết khá nắng nóng cộng với tình trạng sốc độ cao rất nguy hiểm.
Bên cạnh những tháng cao điểm mùa mưa bão thì bạn nên hạn chế đi leo núi vào tháng giêng và tháng hai và đầu tháng năm vì đó là lúc diễn ra Hội xuân núi Bà và Lễ hội núi Bà nên rất đông khách, khó có thể thư thả tận hưởng chuyến đi.
V. Địa điểm tham quan khi ghé Núi Bà Đen
Núi Bà Đen không chỉ là một ngọn núi đơn thuần, mà còn là một khu du lịch với nhiều điểm đến hấp dẫn. Dưới đây là một số điểm đến thú vị bạn không nên bỏ qua khi đến Núi Bà Đen.
1. Chùa Linh Sơn Trường Thọ
Chùa Linh Sơn Trường Thọ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và quan trọng nhất trên Núi Bà Đen. Với kiến trúc độc đáo, chùa thu hút rất nhiều du khách và phật tử đến viếng thăm và cầu nguyện. Từ đỉnh chùa, bạn có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của vùng đất xanh mướt bao quanh.
2. Thác Bà Đen
Thác Bà Đen là một điểm đến thiên nhiên thú vị trên Núi Bà Đen. Với dòng nước chảy mạnh và cảnh quan hoang sơ, thác nước này tạo ra một không gian yên bình và thư giãn cho du khách. Hãy tận hưởng tiếng nước chảy và cảm nhận sức mạnh tự nhiên tại đây.
Kết luận
Trên hành trình khám phá Núi Bà Đen, chúng ta đã cùng nhau khám phá ý nghĩa tâm linh và lịch sử đặc biệt của ngọn núi này. Bên cạnh đó, chúng ta đã tìm hiểu về các điểm đến hấp dẫn trên Núi Bà Đen, như chùa Linh Sơn Trường Thọ và thác Bà Đen. Với vẻ đẹp hoang sơ và những điều kỳ diệu mà núi này mang lại, Núi Bà Đen chắc chắn là một điểm đến thú vị mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Việt Nam. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ!
Xem thêm: Chùa Thiên Mụ ở đâu? 5 địa điểm nhất định ghé thăm khi đến chùa Thiên Mụ
Xem thêm: Chùa Một Cột: Nằm ở đâu, lịch sử, kiến trúc độc đáo