Nhắc đến “Nho giáo” chắc hẳn hai từ này đã không còn gì xa lạ đối với đa số người Việt Nam chúng ta. Từ trong lịch sử đến các tác phẩm văn học mà chúng ra đã được học thì đều có nhắc đến Nho giáo. Vậy thực chất Nho giáo là gì? Nho giáo có nguồn gốc từ đâu và có đặc điểm gì?
I. Nho giáo là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu?
1. Nho giáo là gì?
Nho giáo hay còn được gọi với tên gọi khác là đạo Nho hoặc đạo Khổng. Đó là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên phát triển khắp nơi với mục đích tạo dựng nên một xã hội hài hòa với những con người có đạo đức và có những lễ nghi chuẩn mực, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Những người sống, hoạt động theo tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” hay “Nho sinh” trong đó chữ “Nho” dùng để chỉ những người có học thức, có phép cư xử và biết lễ nghĩa.
Tôn chỉ chính của đạo Nho bao gồm có 3 điều đó chính là:
- Con người và vạn vật trời đất đều có sự tương thông với nhau
- Mọi việc trên đời đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
- Lấy trực giác và năng khiếu vốn có để tìm hiểu làm rõ vạn vật
Có thể thấy được rằng: Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh. Tuy nhiên, trong quá khứ, không phải ai cũng làm tốt việc áp dụng cũng như hiểu được tường tận về giá trị cốt lõi của đạo Nho.
>> Tìm hiểu về tình anh em và câu nói hay trong cuộc sống? Đọc ngay bài viết về những câu nói hay về tình anh em để tìm thêm cảm hứng và thấm thía những giá trị tốt đẹp của tình anh em.
2. Nguồn gốc của nho giáo từ đâu?
Như đã nói ở trên, nguồn gốc Nho giáo xuất phát từ Khổng Tử, ông là một người Trung Quốc. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận được rằng.: đạo Nho có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khoảng một thời gian, Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như.: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và với cả Việt Nam chúng ta.
Người Trung Quốc có những ghi chép cổ cho rằng.: đạo Nho thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nó được xem là bắt đầu từ Phục Hy. (một vị thần trong truyền thuyết của người Trung Quốc). Ông là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quái và đề ra những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.
Mặc dù thế nhưng phần các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi đức Khổng Tử. Bởi ông là người đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng., lẽ sống rời rạc trong lịch sử để có thể đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho đạo Nho. Chính vì thế, Khổng Tử được xem là giáo chủ Nho giáo. Tuy nhiên, sau khi Khổng Tử mất, đạo Nho lại bị sử dụng một cách lệch lạc. Nguyên nhân gây ra bởi những người cầm quyền nhằm điều khiển, sai khiến người dân.
II, Một số tư tưởng triết học của Nho giáo
1. Thuyết Thiên mệnh trong Nho giáo
Khổng giáo cho rằng mỗi con người đều định sẵn số mệnh và không thể cưỡng lại được. Một người tốt theo quan niệm của Khổng giáo là tuân thủ theo số phận và đề cao “an phận thủ thường”
Thuyết “Thiên mệnh” trong Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nó đã thể hiện rõ nét trong nền văn học của đất nước ta. Mà điển hình nhất là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu,…
2, Người quân tử trong Nho giáo
Nho giáo thờ ai? Người quân tử là người mẫu mực, gương mẫu và lý tưởng. Họ là người mà Khổng Tử luôn luôn chú tâm gây dựng cho người đời noi theo. Trong xã hội có hai dạng người.: quân tử là quý, là hay; tiểu nhân là tiện là dở. Quân tử là người có đức hạnh tôn quý, còn tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ.
Các nho gia Việt Nam cho rằng người quân tử dẫu có bần cùng khổ sở thì vẫn là quân tử. Mà kẻ có quyền tước sang trọng có khi vẫn là tiểu nhân như thường.
3, Tam cương – ngũ thường trong Nho giáo
Tam cương: Cương ở đây là cái mối, cái giềng. Tức là cái dây chính, cái sợi, cái mà các dây con., các sợi con phải bám vào đó để giữ cho chặt trong một cái lưới, cái võng đan. Hay có thể hiểu cương có nghĩa là cái chủ yếu., cái chính mà những phần tử nhỏ, thành phần yếu phải bám sát.
Ở đạo Nho, Tam cương gồm:
- Quân vi thần cương: ý nói Vua là cái trên của bề tôi.
- Phụ vi tử cương: Cha là bề trên của con.
- Phu vi thê cương: Chồng là bề trên của vợ.
Tam cương xác định mối tương quan, liên hệ cốt yếu. Theo đó, các mối quan hệ có ràng buộc vào nhau giữa các cá nhân trong quốc gia, xã hội và gia đình. Bề tôi tùy thuộc vua và có bổn phận trung với vua. Con tùy thuộc cha và có hiếu với cha. Vợ tùy thuộc chồng và phải trinh thuận với chồng.
Ngũ thường: là năm đức tính mà Nho giáo đề cao và xem như 5 đạo ăn ở con người phải hằng có.: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Nhân là lòng yêu thương, là tình bác ái. Nghĩa là biết ứng dụng cái nhân ấy để cư xử cho phải phép. Lễ là biết tỏ lòng tôn kính, tuân theo các nghi thức có khuôn khép. Trí là sự hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm để hành động. Tín là thành thật với mọi người. Đó là những đức tính cần thiết mà mọi người đều cần có.
4, Tam tòng, tứ đức trong đạo Nho
Tam tòng, tứ đức là toàn bộ đức tính của người phụ nữ. Dưới đây là giải nghĩa chi tiết về quan niệm này:
Tam tòng ở đây là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Câu có nghĩa là.: “ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con”. Còn tứ đức là công – dung – ngôn – hạnh. Ta có thể hiểu: “Công” là những công việc bếp núc, vá may, thêu dệt,… “Dung” là nhan sắc, thân thể, mặt mày, dáng đi, điệu đứng,…. “Ngôn” là lời nói, tiếng cười,… Còn “Hạnh” là một đức tính tổng quát, có thể nói bao gồm tất cả các điều trên.
Tuy gọi là “tứ đức”, nhưng chỉ riêng có “Hạnh” mới là một đức tính để tạo nên cái đẹp trong tính nết, đạo đức, tinh thần, tình cảm người con gái.
III, Những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam
Đạo Nho có ảnh hưởng cả tích cực tới tiêu cực tới nền văn minh của Việt Nam. Cụ thể dưới đây là những ảnh hưởng của tín ngưỡng này đối với cuộc sống:
1, Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo
Thứ nhất, Nho giáo đã để lại cho chúng ta kho tàng văn học đồ sộ như: Rất nhiều những nhà văn, nhà thơ trong lịch sử đất nước chúng ta đều là các Nho sĩ. Họ sống, suy nghĩ và làm theo những quan điểm của Nho giáo. Với sự chiêm nghiệm và tích lũy của bản thân, họ đã cho ra đời nhiều tác phẩm mang tính thời đại. Những tác phẩm đó để lại bài học vô cùng ý nghĩa.
Thứ Hai, đạo Nho giúp xây dựng xã hội, thiết lập các mối quan hệ trong các triều đại phong kiến. Nó khiến cho quyền lực có thể phát triển rộng rãi. Đạo Nho dạy cho con người ta có tinh thần yêu nước cũng như những lễ nghi., những chuẩn mực đạo đức xã hội. Chính điều đó đã tạo nên nền móng cho việc phát triển những triều đại phong kiến vĩ đại trong lịch sử.
Thứ Ba, Nho giáo tạo ra ở Việt Nam một hệ thống giáo dục rõ ràng với nhiều cấp bậc khác nhau để tuyển được nhiều nhân tài, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2, Tác hại của Nho giáo
Tuy có những tác động tích cực như vậy nhưng Nho giáo cũng để lại không ít tác hại cho nền văn hóa Việt Nam.
Đầu tiên, việc quá trọng dụng đạo Nho đã khiến cho nét đẹp văn hóa của chúng ta bị làm mờ. Chúng ta mất đi một vài nét truyền thống đẹp, đáng tự hào, mất đi bản sắc của dân tộc ta.
Thứ hai, Nho giáo tạo ra không ít những người tài giỏi cho đất nước, nhưng cũng lãng phí nhiều nhân tài. Do đường lối giáo dục lấy văn chương làm gốc, coi nhẹ các lĩnh vực khác. Trong đời sống, cần hài hòa và phát triển đồng điệu mới là tốt.
Thứ ba, đạo Nho tạo nên sự trung thành mù quáng của những đại thần. Những nho sĩ của một triều đại đã suy tàn vùng dậy chống lại triều đại mới. Những điều này khiến cho cảnh nội chiến là dân chúng lâm vào cảnh chết chóc, đói khổ.
Thứ tư, tư tưởng của Nho giáo đã quá đề cao đến danh vọng. Tuy có điều tốt là giúp cho con người biết phấn đấu, tranh giành địa vị. Nhưng nó lại khiến cho con người trở nên mù quáng, ham muốn chạy theo danh vọng mà quên mất luân thường đạo lý. Giá trị của con người bị chà đạp, nhất là những người phụ nữ.
Quan trọng hơn cả là việc ảnh hưởng chính của đạo Nho làm cho chúng ta đóng cửa với các nước phương Tây, giao thương với Trung Quốc.
IV. Kết Luận
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng các bạn đã có thêm được những thông tin đầy đủ về Nho giáo. Biết được nó có nguồn gốc từ đâu hay đạo Nho có ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, đừng quên truy cập website thường xuyên để khám phá thêm nhiều bài viết hay ho khác mà chúng tôi chia sẻ nhé!
>> Bạn có tin vào tâm sinh tướng? Ý nghĩa thực sực của câu nói này là gì và những gửi gắm của người đời về một lối sống tốt đẹp. Tìm hiểu ngay