Gấu Koala là một loài động vật có túi đặc biệt sống ở Úc. Chúng là biểu tượng quốc gia của nước này và được yêu thích trên khắp thế giới với vẻ ngoài đáng yêu và đặc trưng. Gấu Koala thực chất không phải là một loài gấu. Chúng có họ hàng gần gũi với chuột túi Kangaroo. Vậy hãy cùng Hành trình trầm hương tìm hiểu về gấu koala và cuộc sống của chúng trong tự nhiên.
I. Gấu Koala đến từ đâu?
1. Xuất xứ và khu vực gấu Koala sinh sống
Chúng ta vẫn thường gọi Koala là gấu. Nhưng chúng là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc. Chúng là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
Gấu koala (Danh pháp hai phần: Phascolarctos cinereus) là một loài động vật có túi thuộc họ Phascolarctidae. Chúng có hình dạng nhỏ gọn với kích thước trung bình từ 60-85 cm và cân nặng khoảng 4-15 kg. Bộ lông của gấu koala thường có màu xám bạc pha lẫn màu trắng trên bụng và ngực, giúp chúng hoà nhập vào môi trường sống tự nhiên. Những chú bé koala mới được sinh ra sẽ được nuôi dưỡng trong túi của mẹ chúng cho đến khi chúng phát triển đầy đủ và trưởng thành.
Những con gấu koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính. Nhưng chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và phía Nam nước Úc.
2. Theo góc nhìn sinh học
Koala có chiều dài cơ thể khoảng từ 60-85 cm, cân nặng khoảng 12-15kg. Đây là một trong những con vật hiếm hoi không cần uống nước. Chúng như là một sự tiến hóa để tránh không bị các động vật ăn thịt săn bắt ở những nơi như sông, suối.
Những con gấu koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi. Và còn con đực ở độ tuổi 3- 4. Trung bình một con gấu koala khỏe mạnh có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kỳ mang thai là 35 ngày. Gấu koala rất hiếm khi sinh đôi. Những con đực và con cái thường giao hợp trong khoảng tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.
Những con gấu Koala nhỏ ở trong túi của mẹ khoảng 6 tháng đầu tiên. Chúng chỉ bú sữa mẹ và trong khoảng thời gian này sẽ phát triển tai, mắt, lông. Sau một khoảng thời gian chúng sẽ đi ra ngoài và ăn thức ăn sệt do mẹ tiết ra.
Sau 6 tháng nữa,những chú gấu trèo lên lưng mẹ bú sữa và ăn lá cây. Và tiếp theo đến 12 tháng nữa ở với mẹ, gấu koala sẽ tự đi kiếm ăn và tiếp tục đi với mẹ cho đến khi được 2- 3 tuổi.
Thức ăn duy nhất mà gấu Koala ăn là lá cây bạch đàn hay còn gọi là cây khuynh diệp. Loại lá cây khuynh diệp có chứa chất độc nhưng chỉ có mỗi loài gấu này có thể tiêu hóa loại lá này. Trong cơ thể chúng có chứa một bộ phận gọi là ‘cecum’, giúp chúng tiêu hóa loại lá cây này mà không bị sao hết.
>> Tìm hiểu thêm về các nghi lễ tín ngưỡng và tác dụng đặc biệt của hầu đồng? Đọc ngay bài viết để khám phá 4 tác dụng thú vị mà việc hầu đồng mang lại.
II. Nguồn gốc của tên gọi Koala – “No drink”
Trong tiếng Thổ dân, ‘Koala’ có ý nghĩa là ‘No drinks’ vì chúng rất hiếm khi uống nước. Nhiều người luôn tin rằng koala giữ độ ẩm trong người từ việc ăn lá cây. Và cái tên cũng bắt nguồn từ tập tính của chúng.
Tên khoa học của gấu Koala là Phascolarctos cinereus. Các nhà nghiên cứu cho biết, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là gấu túi (phaskolos arktos) và có hình dạng giống như tro (cinereus) do lông của chúng giống tro.
III. Sự thật thú vị về gấu Koala
1. Bộ não nhỏ nhất trong các loài động vật có vú
Đây một trong những điểm thú vị của chúng là sở hữu bộ não rất nhỏ. Chúng có tỉ lệ kích cỡ bộ não so với thân thể loài vật chỉ vào khoảng 2% và đó là loài nhỏ nhất trong các loài động vật có vú.
Không chỉ có tỉ lệ cực nhỏ, nó còn có trọng lượng vô cùng khiêm tốn: Chỉ nặng khoảng 19.2g và chỉ chiếm khoảng 60% hộp sọ. Và cũng có thể nói não của chúng rất “phẳng”.
2. Gấu Koala ngủ tới 22 tiếng một ngày
Loài gấu koala chủ yếu hoạt động về đêm. chúng ngủ ban ngày và ban đêm thức để kiếm ăn. Trên thực tế thời gian ngủ của chúng kéo dài tới 22 tiếng, nên chúng sẽ không có ban đêm hay ban ngày. Mà khi nó tỉnh dậy sau khi đã ngủ đủ giấc, thì chúng sẽ bắt đầu đi kiếm ăn.
Tại sao chúng lại ngủ nhiều như vậy ? Chắc hẳn là do chế độ dinh dưỡng thiếu chất từ lá cây bạch đàn. Phần lớn năng lượng của chúng dùng để tiêu hóa loại lá đó. Do vậy mà loài động vậy đáng yêu này hạn chế vận động, và ngủ rất nhiều trong ngày.
Và trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng gấu Koala cần phải ăn 2000 chiếc lá bạch đàn trong một bữa để có thể duy trì hoạt động cơ thể của mình. Một bữa ăn của chúng mất đến 100 đến 200 tiếng để tiêu hóa. Vậy nên ngủ chính là cách mà chúng tiết kiệm năng lượng.
IV. Nguy cơ tuyệt chủng gấu Koala
Hiện nay trên thế giới, tốc độ suy giảm những cá thể của gấu Koala là một vấn đề rất được quan tâm tại nước Úc. Những năm gần đây, có ít nhất 80% cá thể loại gấu này đã biến mất do biến đổi khí hậu trên Trái Đất hay chính từ con người gây ra . Tổ chức Koala ở Australia (AKF) đã cảnh báo rằng hiện chúng ta chỉ còn 80.000 cá thể, và chắc chắn không đủ gấu cái trưởng thành để sinh sản lứa tiếp theo. Loài động vậy đáng thương này đang đứng trên bờ vực nguy cơ bị tuyệt chủng.
Thậm chí, sau thảm họa cháy rừng ở Úc đang xảy ra trong thời gian gần đây đã gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Số lượng Koala trong rừng càng suy giảm do chúng đã bị thiêu cháy, sốc nhiệt hoặc mất môi trường sống. Những con đang run rẩy và đáng thương ngồi ôm gốc cây chờ đám cháy qua đi. Chúng còn chạy ra đường xin nước từ con người là những hình ảnh khiến người ta không khỏi xót xa và lo lắng trước hậu quả mà vụ cháy rừng ở Úc đang gây ra.
Hy vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ biết thêm những điều thú vị về gấu koala, loài động vật dễ thương này nhé. Đừng quên chia sẻ và bình luận góp ý cho chúng tôi để bài viết càng hoàn thiện. Cảm ơn mọi người đã theo dõi.