Đã từ lâu, đông trùng hạ thảo được coi là một “tiên dược” quý trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc. Và hiện nay, nó cũng được sử dụng nhiều trong nền y học Việt Nam để hỗ trợ điều trị và chữa bệnh cho nhiều căn bệnh khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn những thông tin và tác dụng của loài cây này bạn nhé!
I. Đông trùng hạ thảo là gì?
Có nhiều người đặt ra thắc mắc đông trùng hạ thảo là cây hay là con? Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian truyền lại có thể hiểu là mùa đông là côn trùng còn mùa hạ là thân thảo.
Nhưng thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật, với bản chất là một loại nấm có tên là Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của sâu non (ấu trùng bướm) thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.
II. Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có công dụng vô cùng đa dạng bởi có Cordycepin, Nguyên tố Selen, Adenosine, D-manitol, Polysaccharide, Acid amin, các acid béo, các nguyên tố vi lượng đã tạo nên giá trị vô cùng đa dạng. Cụ thể như sau:
Đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho người sử dụng.
- Có thể điều trị bệnh thận hư, chống lại sự suy thoái cho thận, điều trị bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ trong việc điều trị thoái hóa, đau nhức xương khớp.
- Dùng đặc trị ho hen, ho có đờm.
- Hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, cho bệnh nhân điều trị xạ trị.
Đông trùng hạ thảo giúp bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp, chống lại sự thiếu máu của cơ tim.
>> Bạn có muốn biết thêm về lễ hội truyền thống? Tìm hiểu về Chử Đồng Tử – một sự tích đặc sắc và lễ hội độc đáo của dân tộc tại đây!
III. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo
1. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo để có hiệu quả tốt nhất
Tùy vào mục đích của người sử dụng tương ứng mà loài cây này được dùng với mỗi cách dùng khác nhau. Nó có thể làm nguyên liệu để hầm gà hoặc hầm ba ba, rắc lên cháo để ăn, ngâm rượu hay cách dùng phổ biến nhất vẫn là để hãm trà uống hằng ngày.
a, Dùng để hãm trà
- Lấy khoảng 1 – 2 gram đông trùng khô và tráng qua bằng nước ấm.
- Sau đó ngâm loài cây này trong cốc nước nóng 60 – 70 độ.
- Sau khoảng 4 phút, chúng ta sử dụng. Khi uống, có thể nhai cả xác đông trùng hạ thảo để tăng tính năng điều trị bệnh
b, Cách dùng tươi bằng phương pháp ngâm rượu
Với cách ngâm rượu này, bạn sẽ có thể giữ được các dưỡng chất và bảo quản được đông trùng lâu dài. Đặc biệt, nó phù hợp với những người có thể uống được rượu.
- Rửa sạch và sơ chế qua đông trùng bằng nước ấm 30oC.
- Vớt ra và để cho ráo nước.
- Cho ngâm với rượu có nồng độ tối thiểu khoảng 43oC trong khoảng 30 ngày.
- Sau đó đem sử dụng hàng ngày với một chén nhỏ trước khi đi ngủ 30 phút.
c, Nấu cháo tươi
Cháo nấu với đông trùng có tác dụng tăng cường sức khỏe, phù hợp với người già yếu hoặc người bệnh, đau ốm, người mệt mỏi và mất sức khi lao động nặng.
- Ninh cháo như thông thường, có thể cho thêm một số loại thịt, rau, củ
- Sơ chế đông trùng hạ thảo tươi với nước ấm khoảng 30oC.
- Khi gần ăn, cho đông trùng tươi vào, đun thêm một lúc, không nên đun quá lâu vì sẽ mất chất dinh dưỡng.
2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
a, Không chế biến ở nhiệt độ quá cao và quá lâu
Đông trùng hạ thảo có một số thành phần bổ dưỡng dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao. Cách chế biến này vừa mất đi hương vị tự nhiên của đông trùng vừa làm phân hủy các thành phần có lợi. Cần chú ý khi hầm hoặc om thì không nên để quá lâu, hầm khoảng 1 giờ là tốt và nên hầm với ngọn lửa nhỏ các hương vị từ từ ngấm quyện vào với nhau.
b, Nên sử dụng với nồi đất
Ở nhiệt độ cao, một số hoạt chất trong đông trùng sẽ xảy ra phản ứng hóa học với kim loại, gây nguy hiểm cho sức khỏe của. Khi đó, bạn không những tốn tiền để mua đông trùng mà còn rước thêm bệnh vào người.
c, Không tự ý sử dụng tùy tiện
Nhiều người cứ nghĩ đông trùng là một “thần dược ma thuật” giúp cải thiện được chức năng của cơ thể nên đã tự ý sử dụng một cách tùy tiện mà không qua hướng dẫn của các bác sĩ.
Đặc biệt chú ý trong thời gian sử dụng đông trùng nên kiêng đồ cay, nóng. Phụ nữ trong giai đoạn có kinh nguyệt và trẻ em dưới 14 tuổi khỏe mạnh bình thường thì không nên sử dụng đến đông trùng.
IV. Chọn đông trùng hạ thảo (phân biệt thật – giả)
Vì hiện nay đông trùng hạ thảo giả được sản xuất rất tinh vi nên nếu chỉ bằng những phương pháp thông thường thì rất khó để phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Dưới đây sẽ là một số phương pháp để cho bạn chọn lựa được đông trùng chất lượng:
1. Quan sát trực tiếp kỹ lưỡng
Đông trùng thật có đầu sâu non, gắn tự nhiên, không có vết nối giữa 2 bộ phận này, dạng sâu có nhiều vân, cứ 3 vân tạo ra một gấp và được xếp thành hàng. Đông trùng giả do dùng khuôn tạo ra nên các nếp gấp giao nhau bằng phẳng.
2. Phân biệt qua khứu giác
Đông trùng thật có mùi giống mùi nấm rơm và đậm mùi tanh của nấm hương. Hàng giả thì sẽ không có các mùi như này.
3. Cân, đo trọng lượng trên tay
Khi bạn cầm hai loại đông trùng trên tay và lắc nhẹ thì thì loại thật sẽ cảm giác nhẹ như cỏ khô, còn loại giả sẽ nặng.
4. Phân biệt bằng vị giác
Đông trùng thật nhai trong miệng thì sẽ có mùi thơm, càng nhai càng thơm còn sản phẩm giả thì có mùi nồng, cảm giác giống bột đất sét và hơi cứng.
Trên đây là một số kiến thức về đông trùng và các cách để người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm thật – giả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn . Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là người tiêu dùng nên tìm đến những địa chỉ bán uy tín hoặc đến những nơi đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm để mua sẽ tốt hơn.
>> Tìm hiểu về ý nghĩa tín ngưỡng và tài lộc? Đọc ngay bài viết về việc thờ ông Thần Tiền để khám phá thêm về văn hóa và truyền thống phong tục độc đáo!