Hiện tượng bị bóng đè liên tục khi ngủ thực sự khiến người ta cảm thấy sợ hãi và cảm giác cực kỳ mệt mỏi sau khi thức dậy. Nó luôn là cơn ác mộng của rất nhiều người, một cảm giác thật sự khó tả diễn ra và khó nói thành lời. Về mặt lý thuyết, chúng ta đều có thể hiểu cảm giác mà một người bị bóng đè phải trải qua. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc: “Bóng đè là gì” hay chưa? Hãy cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu nhé!
1. Bóng đè là gì?
– Bóng đè hay có tên gọi khác là chứng tê liệt khi ngủ. Đó là cảm giác không thể di chuyển, khi bắt đầu ngủ hoặc khi thức giấc. Triệu chứng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác và cảm giác sợ hãi tột độ.
– Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học. Những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rươu, chất kích thích cũng dễ bị ảnh hưởng hơn.
– Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% con người đã từng bị ít nhất một lần trong đời.
2. Biểu hiện của việc bị bóng đè
– Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc xuất hiện thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong một đêm.
– Khi bị bóng đè, bạn không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, thời gian bóng đè kéo dài vài giây hoặc vài phút.
– Trí não tỉnh táo nhưng không thể nói.
– Xuất hiện ảo giác, cảm giác sợ hãi, lo âu.
– Có cảm giác áp lực lên ngực, khó thở.
– Cảm giác như cái chết đang đến gần.
– Cơ thể bị đổ mồ hôi.
– Bị đau đầu, đau cơ và gây ra tình trạng hoang tưởng.
– Sau khi trải qua một lần, bạn có cảm giác rất buồn và lo lắng.
>> Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, hãy đọc thêm bài viết ‘Cuộc sống là gì? 3 câu hỏi giúp bạn nhận biết ý nghĩa của cuộc sống’ tại đây.
3. Nguyên nhân tại sao lại bị bóng đè?
3.1. Đối với tâm linh:
- Từ xưa tới nay, hiện tượng này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi đi ngủ. Mỗi người trong đời đều bị ít nhất một lần. Khi đó một người đang ngủ sẽ tỉnh dậy. Nhưng tạm thời không có khả năng để di chuyển, nói chuyện hay phản ứng.
- Trong lúc này, có khả năng người ta sẽ nhìn hay cảm thấy những thứ khác nhau. Từ thuở xưa, người ta đã coi bóng đè là một trải nghiệm tâm linh. Bởi vậy mà hình tượng “con quỷ giấc mơ” hình thành ở mọi nền văn hóa trên thế giới.
- Thông thường, người ta sẽ nhìn thấy con quỷ này trong lúc đó. Bị nó bóp cổ hoặc làm ngạt thở mà không thể kháng cự. Các câu chuyện khác lại kể về những hồn ma xuất hiện khi bị bóng đè. Một số người bị nhiều hơn khi sống ở những khu vực cho là có vấn đề về tâm linh.
3.2. Đối với khoa học:
- Các nhà nghiên cứu nói rằng, bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM (cử động mắt nhanh) của giấc ngủ.
- Trong chu kỳ REM, các giấc mơ xuất hiện. Lúc này mọi người thường đang mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt. Đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.
- Có một cách giải thích khả quan cho việc nhìn thấy ma quỷ. Đó là bởi một vùng não đang bị xáo trộn. Khi bóng đè, một bộ phận trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng chân tay lại không di chuyển, động đậy được. Não bị xáo trộn và tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, “một bóng đen đang đứng đầu giường”.
4. Cách khắc phục trong lúc bị bóng đè:
Phương pháp thoát khỏi trạng thái bị bóng đè:
– Đừng quá sức để vùng vẫy mà hãy giữ nguyên tư thế. Mọi sự cố gắng vùng vẫy trong lúc này khiến cho cơ thể bạn cảm thấy bị đè nén và ngạt nhiều hơn. Việc bạn cần làm duy nhất trong lúc này là thả lỏng.
– Tập trung, hít thở sâu và đều khi bị và bạn sẽ thấy khá hơn.
– Hãy nói chuyện bằng tâm trí để khích lệ và tạo động lực cho chính bản thân mình qua tâm trí.
– Chuyển động nhẹ, khi đã cảm thấy bình tĩnh và dễ chịu hơn. Hãy thử chuyển động nhẹ nhàng. Những cử động nhỏ ở các ngón tay, ngón chân, mí mắt vào lúc này đã trở nên dễ chịu rất nhiều.
5. Những cách hạn chế tình trạng bị bóng đè:
– Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày đối với người trưởng thành.
– Nên có thời gian biểu sinh hoạt, hoạt động nghỉ ngơi hợp lý.
– Cần cải thiện môi trường ngủ, môi trường ngủ cần yên tĩnh, thoải mái.
– Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái.
– Lựa chọn trang phục ngủ rộng rãi, thoải mái.
– Nên chỉnh điều hòa phòng từ 26 đến 28 độ C.
– Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên hàng ngày giúp ăn ngon, ngủ yên. Tuy nhiên không nên tập trước khi đi ngủ.
– Giảm uống trà, cà phê và các loại chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ.
– Không ăn quá no, uống rượu bia trước khi đi ngủ.
– Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotine có trong thuốc có thể kích thích và làm khó ngủ hoặc cơ thể bị mộng mị.
– Nên ngủ trưa, giấc ngủ trưa kéo dài từ 15 đến 45 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.
– Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
– Không nên ngủ sấp.
Hiện tượng bóng đè không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho người trải qua nó. Nhưng sẽ mang lại sự ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe con người. Qua những thông tin trên đã giúp bạn nắm được hiện tượng bóng đè là gì? Hy vọng bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi đối mặt với nó nữa.
>> Bạn có biết tình yêu thương có thể giúp hóa giải hiện tượng bóng đè. Hãy khám phá thêm về tình yêu thương là gì và tại sao nó là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống qua bài viết này.