Rằm tháng 4 là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với các Phật tử ở khắp nơi trên thế giới. Vậy ngày rằm tháng 4 là ngày gì và có ý nghĩa như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về ngày 15/4 âm lịch nhé.
I. Ngày rằm tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 Âm năm 2023 là ngày nào?
1. Ngày rằm tháng 4 là ngày gì?
Ngày rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày Phật Đản Sanh hay còn được gọi là lễ Phật Đản. Đây chính là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, bên cạnh lễ Thành đạo và lễ Vu Lan. Theo đạo Phật, Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni.
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường lấy ngày 8/4 Âm lịch để làm lễ Phật Đản. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo, (được tổ chức từ ngày 25/5 đến 8/6/1950) thì 26 nước thành viên. Khi đó đã thống nhất chọn ngày rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm làm ngày lễ Phật Đản quốc tế.
2. Ngày 15 tháng 4 Âm năm 2023 là ngày nào?
Ngày Phật Đản năm nay (15 tháng 4 Âm lịch của năm 2023) sẽ rơi vào ngày 2/6/2023 dương lịch.
Ngày lễ Phật Đản năm 2023 là một lễ hội quan trọng của Phật Giáo trên toàn thế giới. Lễ hội này kéo dài trong khoảng một tuần, bắt đầu từ ngày 08/04 đến 15/04 theo lịch Âm, tương đương với ngày 26/05 đến 02/06 năm 2023 theo lịch Dương.
Phật Giáo là một tôn giáo phổ biến được thực hành ở nhiều quốc gia, nhưng ngày lễ Phật Đản có thể khác nhau tuỳ theo từng trường phái. Cụ thể, trong Phật Giáo Bắc Tông, lễ diễn ra vào ngày 08/04 Âm lịch, tương ứng với ngày 26/05 Dương lịch. Trong khi đó, trong Phật Giáo Nam Tông, lễ được tổ chức vào ngày 15/04 Âm lịch, tương ứng với ngày 02/06 Dương lịch.
II. Nguồn gốc và lịch sử ngày Rằm tháng 4
1. Xuất phát từ truyền thuyết Phật Đản
Nguồn gốc của ngày này xuất phát từ truyền thuyết về Phật Đản – một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật Giáo. Truyền thuyết kể rằng vào ngày rằm tháng tư Âm lịch, Vương hậu Māyādevī, mẹ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã sinh con trên cánh đồng Lumbini.
Ngày rằm tháng tư, hay còn gọi là Ngày Phật Đản, được tôn vinh như một ngày lễ quan trọng trong Phật Giáo. Đây là dịp để những người tu hành và phật tử trên khắp thế giới cùng tỏ lòng thành kính và tri ân với sự ra đời của Đức Phật, người đã mang lại sự giác ngộ và ánh sáng cho nhân loại.
2. Phật Đản và sự sinh ra của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.
Thời gian: Ngài được sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch, tức là năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải lịch của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch. (theo lý giải lịch của phái theo Bắc tông)
Địa điểm: tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư hằng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đó cũng là dịp để các phật tử thể hiện lòng tôn kính đối với sự ra đời của đấng Giác Ngộ – Đức Phật Thích Ca.
III. Ngày rằm tháng Tư có ý nghĩa như thế nào?
1. Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản không chỉ đánh dấu sự sinh ra của Đức Phật, mà còn tượng trưng cho sự giác ngộ và sự giải thoát khỏi kiếp sinh tử. Trong ngày này, người Phật tử thường tụng kinh, thực hành thiền định và tham dự các hoạt động tôn giáo như cúng dường, lễ hội và bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật.
Ngoài ra, ngày lễ Phật Đản còn là dịp để nhắc nhở về những giáo huấn và lời dạy của Đức Phật, như lòng từ bi, biết ơn, kiên nhẫn và giác ngộ. Ngày này cũng là dịp để các Phật tử tụng kinh và thực hiện những hành động thiện nguyện, nhằm góp phần vào sự lan tỏa của tình yêu thương và hòa bình trên thế giới.
2. Hoạt động ngày lễ Phật Đản
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức một cách trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 hằng năm. Giáo hội của các tỉnh còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng ở trên sông. Còn có các hoạt động tổ chức thuyết giảng và xen kẽ các buổi văn nghệ, thả đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…
Ngày rằm tháng tư không chỉ là một ngày lễ tôn giáo, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của người Việt. Trên khắp đất nước, người dân thường tổ chức các hoạt động tâm linh, lễ hội, và các nghi lễ trang trọng để kỷ niệm ngày này. Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy, cúng tổ tiên và tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống.
Những điều cần chú ý trong ngày rằm tháng 4
Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, ăn chay. Nên lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp.
Các Phật tử có thể đến chùa để nghe các bài thuyết giảng về Phật pháp, phụ giúp làm công quả. Sau đó tự chiêm nghiệm về hành động của chính bản thân để giúp cho tâm hồn được thanh tịnh.
Ở các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Nhưng đều được thực hiện sao cho không phung phí, kém nhiều. Tất cả được thể hiện bằng chính tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.
Nghi thức ngày lễ Phật Đản
Một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu chính là Tắm Phật.
Theo Sư thầy Thích Đàm Cúc (trụ trì chùa Khánh Ly, thôn Vỹ Khách, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam):
“Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào trong cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.
Tắm Phật là tắm đi những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ, hướng đến một cuộc đời an lạc”.
IV. Cách sắm lễ ngày rằm tháng 4
Vào ngày này rằm tháng 4 hằng năm, các quý Phật tử thường cúng vinh danh Tam Bảo. Theo quan niệm, Tam Bảo gồm Phật, Phát, Tăng. Nghi lễ thông qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa và nghe thuyết giảng về kinh Phật hoặc về cuộc sống. Ngoài ra, họ còn thực hiện ăn chay từ bi hỷ xả, bố thí và làm việc từ thiện ở trong cộng đồng.
Việc sắm lễ ngày rằm tháng tư này chủ yếu là chúng ta phải thành tâm kính lễ. Lễ vật có thể rất giản dị nhưng mâm cúng không thể thiếu:
- Hoa: chuẩn bị những bông hoa cúc hoặc hoa hồng để cúng.
- Hương: chuẩn bị 3 nén nhang.
- Trầu cau: cần rửa sạch, để ráo hoặc lấy khăn giấy sạch lau khô.
- Nước sạch: rửa sạch chén/ly nước, lau khô rồi rót một chén nước sạch. Bạn không nên rót quá đầy nước bởi có thể làm nước tràn ra ngoài.
Tuy nhiên, đối với những gia đình là Phật tử hay gia đình có người theo đạo Phật, thì họ thường chuẩn bị một cách chu đáo, “cầu kỳ” hơn.
Nhưng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà họ sẽ chuẩn bị lễ vật khác nhau. Thông thường thì các gia đình sẽ lựa chọn những mâm cúng chay cho cả cúng Phật và cúng gia tiên.
Hi vọng rằng qua bài viết được chia sẻ ở trên đây của chúng tôi, bạn đã biết được rằm tháng 4 có ý nghĩa gì. Và trong ngày này nên cúng gì để tỏ lòng thành với Đức Phật và tổ tiên.
Xem thêm: Lễ Vu Lan là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ Vu lan?