Cá Tai Tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài cá có giá trị kinh tế cao, là món ăn thường ngày của các gia đình ở Việt Nam. Vì thế nuôi cá Tai Tượng dần trở thành thú vui của nhiều người. Để hiểu rỏ hơn về giống cá này, các bạn hãy theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
I. Nguồn gốc, đặc điểm sinh học và tập tính
Cá tai tượng là loài cá xương nước ngọt thuộc họ Giant gourami. Chúng sống ở vùng nước lặng nhiều thủy sinh như Đồng Bằng Nam Bộ Việt Nam. Ngoài Việt Nam, loài cá này còn phân bổ ở các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan… Loài cá này còn rất bền bỉ trước môi trường sống thay đổi đột ngột.
1. Ngoại hình
Cá tai tượng có thân dẹt ở bên, dài gần gấp đôi chiều cao. Mõm nhọn, miệng khá rộng, vây lưng dài, vây đuôi tròn. Tia vây mềm đầu tiên của vây bụng hình sợi và kéo dài về phía sau. Cá một tuổi nặng 0,5 kg, 3 tuổi trên 1,5 kg tùy giới tính.
2. Môi trường sống
Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt và cả ở nước tù nhờ cơ quan hô hấp. Chúng còn sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42 độ C. Ngưỡng sinh trưởng tốt nhất là 25-30 độ C, pH=5. Nhiệt độ thấp hơn cá thường hay vị bệnh vì khả năng chịu lạnh kém.
3. Sinh sản
Khoảng 1,5 đến 2 năm tuổi, cá bắt đầu phát dục. Cá cần đạt ít nhất 400g trọng lượng để có thể tham gia sinh sản. Cá bố mẹ nên từ 2kg trở lên và đạt từ 3-7 năm tuổi để sinh cá con tốt nhất. Với 3000 đến 5000 trứng mỗi đợt, cá cái nên sinh từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm.
Các linh vật phong thủy tương tự như Cá Tai Tượng:
>>> Tỳ Hưu là gì? 3 Công dụng của Tỳ Hưu ai cũng phải biết
>>> Top 10 linh vật phong thủy may mắn, thu hút tài lộc nên sở hữu
II. Phân loại một số giống cá tai tượng ở Việt Nam hiện nay
1. Cá tai tượng châu Phi (da beo)
Cá tai tượng châu Phi còn được biết đến là cá da beo, đây là giống rất được ưa thích bởi làn da láng bóng cùng với những hoa văn vằn sẫm hoặc sáng màu đa dạng.
2. Cá tai tượng trắng
Giống cá này chỉ có duy nhất một màu trắng bạch tạng bao khắp da trông rất mỹ miều. Nhiều người coi rằng, màu da trắng tượng trưng cho tiền tài và sự may mắn.
3. Cá tai tượng vàng
Tương tự như cá tai tượng trắng, dòng cá này cũng chỉ có duy nhất một màu vàng toàn thân. Cá trắng và vàng tượng trưng cho ngân lượng và bạch kim mang lại tài lộc và may mắn.
4. Cá tai tượng đỏ
Ngoài ra còn được gọi là cá Phát tài, cá Hồng kỳ. Màu đỏ đặc trưng và hiếm có nên rất nhiều người muốn tìm nuôi loại cá này.
>>> Cũng giống như các linh vật phong thủy khác, Cá Tai Tượng cũng cần khai quang điểm nhãn để mang lại nhiều công dụng cho người sử dụng. Tìm hiểu ngay: Khai quang điểm nhãn thần Tài là gì?
III. Cách nuôi cá tai tượng làm cảnh
1. Lựa chọn cá
Giống cá để nuôi tốt nhất là giống khỏe mạnh, kích cỡ trưởng thành, láng bóng vảy, sạch sẽ. Có thể chọn lựa cá đực hoặc cái dựa vào một số đặc trưng sau:
- Cá đực: Bụng có màu vàng nhạt, phần môi và trán hồng rực lên vì tụ máu. Lỗ sinh dục phơi phới hồng kèm theo khối u lòi lên trước trán.
- Cá cái: Ngoài phần bụng hơi to hơn cá đực thì phần còn lại đều tương ứng. Tuy nhiên phần vây thường sẽ mềm mại hơn và tỉ lệ 50/50 có khối u trước trán.
2. Thiết kế bể nuôi cá tai tượng
Nên lựa chọn bể nuôi kích thước lớn, diện tích từ 0.9m2. Cá tai tượng thường rất khỏe nên di chuyển và vùng vẫy rất tích cực. Ngoài ra, ưu tiên các loại kính cường lực để bảo vệ khỏi sự va đập quẫy đạp của cá.
3. Thức ăn
Cá tai tượng ăn tạp nhưng đa phần sẽ khoái khẩu thực vật hơn thịt. Khi còn thời kỳ con non, chúng sẽ tìm đến các loài côn trùng nước như bọ que. Khi đã trưởng thành chúng lại thích các món phù du, tảo biển hơn.
4. Phòng trừ bệnh
Nuôi cá tai tượng thường mắc các bệnh thông thường mà bất cứ loài cá cảnh nào cũng sẽ gặp. Nguyên nhân chủ yếu là môi trường sống bị xâm phạm bởi chất dơ bẩn, ký sinh trùng. Hãy tham khảo các biện pháp để giữ cho cá luôn khỏe mạnh:
- Ưu tiên nguồn nước sạch sẽ, vệ sinh.
- Thay nước thường xuyên để tránh sự xâm nhập của ổ vi khuẩn, virus
- Sử dụng thức ăn hợp vệ sinh và phù hợp với cá, có thể thêm chất vitamin tăng đề kháng.
- Theo dõi bể cá thường xuyên để kịp thời cách ly những cá thể không khỏe mạnh.
IV. Cá tai tượng hay mắc bệnh gì?
1. Vi khuẩn, ký sinh trùng là tác nhân chính
Cá dễ bị các loại trùng nấm, trùng mặt trời, trùng qua dưa xâm nhập nhất. Dấu hiệu nhận biết là các đốm trắng gây ngứa trên da cá.
Tích cực tắm muối nồng độ 2-3% cho cá từ 5 đến 15 phút mỗi ngày để phòng chống.
2. Bệnh do virus tấn công
Cá khi bị virus Rhabdovirus tấn công sẽ bỏ ăn, vất vưởng, xuất huyết và chết rất nhanh. Cần cách ly ngay lập tức cá thể có dấu hiệu khỏi những con cá còn khỏe mạnh.
3. Nguồn nước nhiễm bẩn gây bệnh
Khi nước nhiễm bẩn, các nhóm vi khuẩn sẽ hoạt động tích cực hơn thông thường. Nồng độ oxy trong nước bị giảm xuống mức báo động và giảm đề kháng của cá. Cá bỏ ăn, đuôi và vây thối rữa và có xu hướng lơ lửng sát mặt bể để lấy oxy.
Hãy cho cá sử dụng thuốc tím (KMnO4) để tắm với tỷ lệ 4g/m3 nước trong vòng 1-2 tuần. Tiếp tục quan sát kỹ sức khỏe của cá để có các biện pháp chữa trị kịp thời.
V. Cá tai tượng giá bao nhiêu?
Cá tai tượng không bình ổn về giá và dựa rất nhiều vào biến động thị trường. Thông thường gia của cá tai tượng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ như sau:
- Đối với cá giống: Giá từ 20.000 đồng/con trở lên.
- Đối với hạng thương phẩm: Giá từ 85.000 đến 165.000 đồng/con.
- Đối với cá trưng: Giá từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng/con trở lên.
- Đối với cá hình xăm: Giá dao động trong khoảng vài trăm ngàn đồng.
VI. Ý nghĩa cá Thần Tài trong phong thủy
Vì mang nhiều ý nghĩa và giá trị trong phong thủy nên cá có tên khác là cá Thần Tài. Nhiều người tin rằng loài cá này có thể dự báo được những điềm không may mắn, thời tiết tốt hay xấu hoặc những biến cố không mong muốn của gia chủ thông qua việc cá bỏ ăn hoặc tỏ ra buồn bực hoặc cơ thể đổi màu bất thường,… Do đó nhiều người tìm mua loài cá phát tài này nhằm mục đích thay đổi phong thủy và cải vận.
Xem thêm: Top 10 linh vật phong thủy may mắn, thu hút tài lộc nên sở hữu
Xem thêm: Cóc Thiềm Thừ có ý nghĩa gì? 7 lưu ý khi khai quang tỳ hưu thu hút tài lộc, may mắn