Thông thường ngày rằm tháng 7 được xem là 1 dịp lễ lớn trong năm của những người theo quan niệm của Phật Giáo. Trong văn hoá người Việt đây được xem là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính với cha mẹ, ông bà và những người đã mất. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của rằm tháng 7 và những điều nên làm nhé.
I. Rằm tháng 7 là ngày gì?
Ngày rằm tháng 7 là ngày rất đặc biệt vì cùng có 3 sự kiện diễn ra vào ngày này. Đây là ngày lễ Vu Lan, tết Trung Nguyên và cũng là ngày rằm tháng cô hồn.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 được xem là 1 ngày lễ mà con cháu thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với cha mẹ của mình. Đây là dịp để bậc làm con tưởng nhớ cha mẹ đã mất hay báo hiếu khi đấng sinh thành còn sống.
Sự tích rằm tháng 7 đã có từ rất lâu đời nhưng đến hiện nay ngày lễ nhiều ý nghĩa nhân văn này vẫn được nhân dân hưởng ứng đông đảo. Và bây giờ đây không chỉ là ngày lễ lớn trong Phật Giáo mà nó đã trở thành ngày lễ lớn cho cả nước.
>>>Tìm hiểu thêm: Lễ Vu Lan là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc bạn nên làm vào lễ Vu lan năm nay!
II. Rằm tháng 7 và Tết trung nguyên có phải là cùng một ngày không?
Tết trung nguyên ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ Trung Quốc có tên là tiết Trung Nguyên và được người Việt đọc thành Tết Trung Nguyên. Tết Trung Nguyên là dịp đại lễ xá tội vong nhân.
Trong ngày này mọi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sanh. Đây là dịp để thể hiện lòng thành kính và sự nhân văn đối với những vong hồn vất vưởng.
Ngoài ra ngày này còn 1 ý nghĩa khác nữa là ngày rằm tháng cô hồn. Đây là tháng được cho là cửa quỷ môn quan mở ra cho những cô hồn, ngạ quỷ trở về dương gian. Chính vì vậy mà có rất nhiều điều kiêng kỵ theo quan niệm nhân gian trong tháng này.
III. Ý nghĩa rằm tháng 7
Ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 với hình ảnh bông hồng cài áo gây xúc động mang rất nhiều ý nghĩa. Vu Lan là dịp để con cháu nhớ về công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành, dưỡng dục không chỉ trong kiếp này mà còn nhiều kiếp khác.
Theo Đức Phật dạy con người sẽ luôn tồn tại trong mối tương sinh nhân quả nhiều kiếp. Chính vì vậy, ý nghĩa của rằm tháng 7 nói riêng và tháng 7 nói chung là dịp để con người có thể sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn. Trong tháng này con người cũng nên làm nhiều việc thiện và tích công đức.
IV. Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào dương lịch?
Rằm tháng 7 năm 2023 rơi vào Thứ Tư, ngày 30 tháng 8 Dương lịch (15/7 âm lịch). Tuy nhiên, không nhất thiết phải đúng vào 15/7 âm lịch mới được cúng rằm tháng 7. Đó có thể là bất cứ ngày nào từ 2/7 đến 14/7 âm lịch.
Nguyên nhân là dân gian tương truyền rằng trong khoảng thời gian này Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan. Từ đó các vong có thể tìm đường đến dương giới và hưởng lạc của người ở dương thế.
Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cúng đúng vào 15/7 Âm. Dân gian quan niệm rằng ngày này Diêm Vương sẽ đóng cửa cõi âm. Các vong phải nhanh chóng trở về, nếu muộn sẽ mãi bị vất vưởng ở trần gian. Do đó, người ta chỉ cúng rằm tháng 7 trong khoảng 2/7 đến 14/7 Âm.
V. Những mâm cúng cần có vào ngày rằm tháng 7
Chính vì mang rất nhiều ý nghĩa nên vào ngày này mọi người sẽ cúng nhiều mâm với nhiều ý nghĩa khác nhau.
1. Mâm cúng Phật
Đây thương là 1 mâm cơm chay để thể hiện được lòng thành kính của gia chủ. Mâm cúng có thể là những món chay đơn giản hoặc là hoa quả tươi.
Bên cạnh việc dâng hoa quả thì người cúng sẽ đọc những bài khấn để cầu mong bình an may mắn.
2. Mâm cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên là mâm cúng chay hay mặn đều được.
Bên cạnh những món ăn quen thuộc thì trong mâm cúng có thể có thêm trầu, cau và rượu để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
3. Mâm cúng chúng sanh
Như đã nói đây là tháng quỷ môn quan mở cửa nên người sống cần chuẩn bị mâm cúng thể thiết đãi các vong hồn này.
Đây là hành động thể hiện sự nhân văn đối với những vong hồn vất vưởng. Mâm cúng thường sẽ chỉ có cháo trắng và bánh kẹo đơn giản.
VI. Những điều nên làm và không nên làm trong rằm tháng 7
1. Những điều nên làm trong rằm tháng 7
- Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Ăn chay mở đường cho con người ta trở về với bản ngã. Hãy ăn chay và cầu niệm tích cực trong khoảng thời gian rằm tháng 7. Việc này như lời chúc phúc đến gia đình, người thân, cha mẹ luôn hạnh phúc, ấm no.
- Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên
Rằm tháng 7 cũng là Lễ Vu Lan, dịp gợi nhắc những người con về nghĩa hiếu trung với cha mẹ. Hãy dành thời gian để ở bên cạnh chăm sóc, quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn. Nếu có thể, cách tốt nhất là đoàn tụ và dùng bữa quây quần bên gia đình.
- Luôn chuẩn bị mâm cơm cúng trong rằm tháng 7
Mâm cúng Vu Lan là hiện vật tỏ lòng thành với tổ tiên và Phật phần. Không cần phải quá cầu kỳ, nhưng hãy chuẩn bị mâm cỗ bằng cả tấm chân tình của mình.
Mâm cúng Vu Lan có thể là những thực phẩm hàng ngày như xôi nếp, bánh chưng, v.v.
2. Những điều không nên làm trong rằm tháng 7
- Ăn cháo trắng
Cháo trắng là món không bao giờ thiếu trong các dịp cúng lễ khác trong năm. Sở dĩ, cháo trắng được xem là món ăn dành riêng cho vong hồn dạ quỷ. Vì đói kém lâu năm nên đây là món ăn giúp no lâu và rất được họ yêu thích.
- Mua đất
Rằm tháng 7 Âm vong hồn được giải thoát lên quy trần gian báo ân oán. Những miếng đất có xu hướng tích tụ âm khí mạnh, nhất là những lô tha ma trước kia. Vì vậy, việc động thổ xây nhà trên những mảnh đất này thường không mang nhiều điềm lành.
- Mua quần áo
Vong không được thờ cúng nên luôn thiếu thốn vật chất. Họ hay trêu chọc người đi mua quần áo vào tháng này, thậm chí mượn áo để mặc. Tránh mua quần áo mới vào tháng này nếu không muốn bị vong theo.
- Mua gương, kính
Tháng này, vong vất vưởng ở mọi nơi, nhất là ở gương – cánh cửa dẫn ra thế giới bên kia. Không may làm hư hỏng gương trong quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng là báo hiệu cho điềm chẳng lành.
Lời kết
Rằm tháng 7 là 1 dịp lễ lớn cho cả những người theo đạo Phật và không theo đạo Phật. Thực hiện việc cúng kiến trong dịp này là cách để thể hiện sự thành kính và biết ơn của mình.